Xướng Họa Đường Thi có thể hiểu nôm na là việc đối đáp dùng thể loại thơ Đường. Người ra đề sẽ viết một bài thơ, được gọi là bài Xướng theo một chủ đề nào đó và dựa theo vần luật tùy ngẫu hứng. Những người họa lại sẽ cần làm thơ Đường dựa theo ý của bài Xướng, hoặc là tán đồng ý kiến hay bất đồng ý kiến (còn gọi là phản đề) mà bàn rộng thêm ra. Tuy nhiên, bài Họa sẽ bắt buộc phải giữ nguyên vần nghĩa là giữ đúng chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6 và 8 trong bài Xướng; đồng thời cần phải tuân theo thêm một số điều khác nữa...
Nếu có hứng thú với thể loại thơ Xướng Họa Đường Thi xin mời cùng xem tiếp theo nha
Vào dịp cuối tháng Chạp âm lịch, Tứ Diễm rất bận rộn với việc chuẩn bị các món cho ngày Tết cũng như lo bài vở cho vài môn đang học. Thêm vào nữa, lại còn các trận bão tuyết ghé thành phố nơi đang ở nên Tứ Diễm cũng phải tốn thêm một số thời gian để xúc tuyết. Tuy bận rộn, nhưng sau khi một người bà con ghé thăm và cho xem bài thơ Họa lại bài Xướng của tác giả Trúc Lan đăng trong Thời Báo phát hành vào ngày Jan 25, 2014, Tứ Diễm cũng muốn gõ theo ít dòng phụ họa. Đó cũng là lý do tại sao Tứ Diễm mang bài viết nầy vào đây.
Thơ Đường và việc xướng họa vốn rất phổ biến, có lẽ nhiều vị đều đã biết. Tuy nhiên, Tứ Diễm xin mạn phép được nhắc sơ qua một vài điểm để vị nào chưa quen hay lâu ngày không có dịp đọc thể loại thơ nầy có thể gợi nhớ lại vài điểm chính yếu khi làm thơ Đường. Nếu Tứ Diễm viết sai hay còn thiếu sót ở điểm nào, mong chỉ dùm để Tứ Diễm sửa lỗi sai nha.
ĐƯỜNG THI
Đường Thi là một thể loại thơ tuy có niệm luật khá bó buộc nhưng lại được nhiều người yêu thích. Mỗi bài thơ Đường, thuộc thể loại Thất Ngôn Bát Cú, gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ được sáng tác dựa theo quy luật bằng trắc, niêm vận, vần luật.
Luật bằng hay trắc dựa theo chữ thứ hai trong câu đầu. Vần căn cứ vào chữ cuối của các câu thứ nhất, 2, 4, 6 và 8. Niêm theo luật thất ngôn bát cú dựa theo nguyên tắc: "nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh"; nghĩa là trong mỗi câu chữ thứ nhất, ba và năm không cần tuân theo luật bằng trắc, còn các chữ thứ hai, tư và sáu cần theo luật bằng trắc. Chẳng hạn, chữ thứ tư là thanh bằng thì chữ thứ hai và sáu cần là thanh trắc; và ngược lại, chữ thứ tư là thanh trắc thì chữ thứ hai và sáu phải là thanh bằng. Thêm một điểm nữa, thơ Đường còn đòi hỏi các cặp câu phải cùng một niêm, căn cứ theo chữ thứ hai mỗi câu; do đó sẽ gồm bốn cặp câu là 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7.
Ngoài ra, bố cục của bài thơ Đường thường được phân chia như sau: câu 1 và 2 là Đề, câu 3 và 4 là Thực cần phải đối nhau, câu 5 và 6 là Luận cần phải đối nhau, câu 7 và 8 là Kết. Nếu muốn theo đúng quy luật thì các cặp câu đối nhau không những phải tuân theo niêm luật mà còn cần phải đối ý, đối thanh và cả đối từ ngữ.
Với người chưa quen có lẽ cảm thấy hơi rắc rối và khó nhớ các quy tắc đã nhắc sơ vài nét chính ở trên. Nhưng nếu đã quen sẽ thấy yêu thích thể loại thơ nầy. Nếu muốn tìm hiểu thêm về chi tiết của thể loại Đường Thi, có thể xem thêm trong bài viết Đường Luật @ Wikiapedia.
XƯỚNG HỌA ĐƯỜNG THI
Xướng Họa Đường Thi là đối đáp dùng thể loại thơ Đường. Người Họa thơ cần phải làm thơ Đường dựa theo ý của bài Xướng, hoặc là tán đồng ý kiến hay bất đồng ý kiến (còn gọi là phản đề) mà bàn rộng thêm ra. Tuy nhiên, bài Họa sẽ bắt buộc phải giữ nguyên vần nghĩa là giữ đúng chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6 và 8 trong bài Xướng; đồng thời cần phải tuân theo thêm một số điều như sau đây.
Nếu muốn hoàn hảo hơn nữa thì bài Họa đầu tiên cần phải đối luật, nghĩa là chữ thứ hai trong câu đầu bài Xướng là vần trắc (luật trắc) thì chữ thứ hai trong câu đầu bài Họa đầu tiên phải là vần bằng (luật bằng), và ngược lại. Những bài Họa tiếp theo có thể không cần phải tuân theo việc đối luật. Tuy nhiên, cũng có khi người ra đề không quá bó buộc đòi hỏi bài Xướng và Họa phải đối luật để dễ dàng hơn cho những người tham gia cuộc đối đáp bằng thơ. Nhưng lẽ đương nhiên, nếu có thể tuân theo được tất cả các quy định nêu trên thì bài thơ Họa sẽ hoàn hảo và xuất sắc hơn.
Thêm một điểm cần lưu ý khi họa thơ Đường, không được dùng trùng từ thứ 6 trong các câu thứ nhất, hai, tư, sáu và tám của bài Xướng. Và càng nên ráng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài Xướng (hay của các bài Họa khác) càng tốt, ngoại trừ một vài từ đặc biệt không thể tránh được.
Nói tóm lại, muốn Họa thơ thì không những cần phải tuân theo các quy luật căn bản của thể loại Đường Thi mà còn phải sáng tác một bài thơ mới với cùng chủ đề (hay đối lập chủ đề) với bài Xướng. Đồng thời phải dùng từ ngữ và ý tưởng mới nhưng không những bắt buộc phải giữ nguyên vần của bài Xướng mà còn phải đối luật, đối ý, đối từ, đối thể loại từ cho hoàn chỉnh thì mới thật là một bài thơ Họa xuất sắc. Do đó để có thể Họa cho thật đúng tất cả các nguyên tắc đã viết ở trên mà bài thơ vẫn "có hồn" và giữ được nét đặc trưng riêng của người sáng tác thì quả thật không dễ.
Tuy vậy, nếu chỉ muốn Họa theo để cùng nhau giải khuây trong ý thơ như một thú tiêu khiển cùng nàng Thơ thì có thể du di một số điều, miễn sao ráng tuân theo đúng một số quy định căn bản cần thiết thì cũng không thật là quá khó khăn, phải không hở?
Xin mời cùng thưởng thức và họa theo bài thơ của tác giả Trúc Lan nha.
Thơ Xướng Họa
LẠI TẾT VỀ GIỮA MÙA ĐÔNG
Bên dưới bài Xướng với tựa đề Lại Tết Về Giữa Mùa Đông của tác giả Trúc Lan đăng trong Thời Báo phát hành vào ngày Jan 25, 2014 với lời ghi chú: "mời các bạn cùng họa bài thơ". Ngoài bài thơ Xướng, tác giả còn giảng giải thêm về niệm luật cũng như làm một bài thơ Họa mẫu để mọi người dễ hiểu hơn. Thêm vào nữa, tác giả còn phụ chú thêm cho rõ ý một số từ ngữ trong hai bài thơ Xướng - Họa của chính tác giả. Vì phần phụ chú nầy cũng khá dài, nên tạm thời Tứ Diễm xin lược bỏ, chỉ mạn phép tác giả để được đăng nguyên văn hai bài Xướng - Họa của tác giả Trúc Lan, cũng như đăng bài thơ Họa do người bà con đưa cho Tứ Diễm xem, cùng một bài thơ do Tứ Diễm tập tễnh phụ họa theo.
Bài Thơ Xướng
Tết giữa mùa Đông - suối lệ tràn
Ngàn năm ô nhục: Ải Nam Quan!
Tây nguyên hùng vĩ, người khai thác
Biển đảo đẹp giầu, chúng phá tan
Hội nghị Diên Hồng: bừng chánh khí
Bài thơ Nam Quốc: nức tâm can
Non sông gấm vóc, thề son sắt
Túi gió sầu mưa - hận ngút ngàn?
Trúc Lan - Montreal, Canada
10-2013
---oOo---
Các Bài Thơ Họa
Theo lời góp ý của một vị, Tứ Diễm chép lại song song bài Xướng của tác giả Trúc Lan và mỗi bài thơ Họa để người đọc dễ so sánh nội dung cùng cách dùng chữ trong các bài thơ.Họa theo bài Xướng
Bài thơ Xướng Tết giữa mùa Đông - suối lệ tràn Ngàn năm ô nhục: Ải Nam Quan! Tây nguyên hùng vĩ, người khai thác Biển đảo đẹp giầu, chúng phá tan Hội nghị Diên Hồng: bừng chánh khí Bài thơ Nam Quốc: nức tâm can Non sông gấm vóc, thề son sắt Túi gió sầu mưa - hận ngút ngàn? Trúc Lan - Montreal, Canada 10-2013 |
Bài thơ Họa I (Luật Trắc) Tết giữa mùa Đông - lệ cứ tràn Khóc cho Bản Giốc, hận Nam Quan Tài nguyên phong phú, người xâm đoạt Văn hiến ngàn xưa, chúng phá tan Đại Cáo Bình Ngô: ngời chánh khí Lời thề Sát Thát: rực tâm can Chừng nào minh chúa tòng dân ý Phất ngọn cờ đào diệt sói ngàn Trúc Lan - Montreal, Canada 10-2013 |
---oOo---
Bài thơ Xướng Tết giữa mùa Đông - suối lệ tràn Ngàn năm ô nhục: Ải Nam Quan! Tây nguyên hùng vĩ, người khai thác Biển đảo đẹp giầu, chúng phá tan Hội nghị Diên Hồng: bừng chánh khí Bài thơ Nam Quốc: nức tâm can Non sông gấm vóc, thề son sắt Túi gió sầu mưa - hận ngút ngàn? Trúc Lan - Montreal, Canada 10-2013 |
Bài thơ Họa II (Luật Bằng) Đọc thơ ai viết, uất dâng tràn Hận lũ bạo quyền lẫn ác quan Áp bức, đọa đầy - dân tới thác Biển dâng, đất hiến - nước gần tan Nằm gai rèn luyện tăng hùng khí Nếm mật trau giồi thêm đảm can Quyết đuổi giặc dù không tấc sắt Chẳng nề gian khổ, quyết băng ngàn Tứ Diễm - Jan 26, 2014 (họa giữ nguyên chữ cuối mỗi câu bài thơ xướng của tác giả Trúc Lan) |
---oOo---
|
Bài thơ Xướng Tết giữa mùa Đông - suối lệ tràn Ngàn năm ô nhục: Ải Nam Quan! Tây nguyên hùng vĩ, người khai thác Biển đảo đẹp giầu, chúng phá tan Hội nghị Diên Hồng: bừng chánh khí Bài thơ Nam Quốc: nức tâm can Non sông gấm vóc, thề son sắt Túi gió sầu mưa - hận ngút ngàn? Trúc Lan - Montreal, Canada 10-2013 |
Bài thơ Họa III (Luật Trắc) Thơ giữa mùa Đông, uất hận tràn Bạo quyền cấu kết với tham quan Cướp nhà, chiếm ruộng - dân oan, thác (1) Bán nước, buôn dân - nước nát tan (2) Quốc nhục càng trui rèn chí khí Gia vong mãi nhức nhối tâm can Lời thề phục quốc bền gan sắt Đoàn kết cùng nhau vượt dặm ngàn Tứ Diễm - Jan 26, 2014 (họa giữ nguyên chữ cuối mỗi câu bài thơ xướng của tác giả Trúc Lan) |
---oOo---
Bài thơ Xướng Tết giữa mùa Đông - suối lệ tràn Ngàn năm ô nhục: Ải Nam Quan! Tây nguyên hùng vĩ, người khai thác Biển đảo đẹp giầu, chúng phá tan Hội nghị Diên Hồng: bừng chánh khí Bài thơ Nam Quốc: nức tâm can Non sông gấm vóc, thề son sắt Túi gió sầu mưa - hận ngút ngàn? Trúc Lan - Montreal, Canada 10-2013 |
Bài thơ Họa IV (Luật Trắc) Dù Hạ hay Đông hận vẫn tràn Khi còn nỗi nhục Ải Nam Quan Trường Sơn quyết tử dù hồn thác Đông Hải hy sinh mặc xác tan. Giặc Hán ngang tàng đầy sát khí Dân Nam hùng dũng một tâm can Trăm lòng như một thề gan sắt Gìn giữ non sông mãi bạt ngàn. P.N - 13/02/2014 (họa giữ nguyên chữ cuối mỗi câu bài thơ xướng của tác giả Trúc Lan) |
---oOo---
Bài thơ Xướng Tết giữa mùa Đông - suối lệ tràn Ngàn năm ô nhục: Ải Nam Quan! Tây nguyên hùng vĩ, người khai thác Biển đảo đẹp giầu, chúng phá tan Hội nghị Diên Hồng: bừng chánh khí Bài thơ Nam Quốc: nức tâm can Non sông gấm vóc, thề son sắt Túi gió sầu mưa - hận ngút ngàn? Trúc Lan - Montreal, Canada 10-2013 |
Bài thơ Họa V (Luật Trắc) Càng ngẫm, hận càng mãi uất tràn Hoàng Sa, Bản Giốc lẫn Nam Quan,.. Tiền nhân gìn giữ chẳng e thác Hậu thế bán buôn không ngại tan (3). Quốc biến - trẻ, già đua tráng khí Gia nguy - nam, nữ dốc tâm can Ngày xưa Thánh Gióng vung roi sắt, Nay sánh vai nhau cưỡi sóng ngàn (4). Tứ Diễm - Feb 14, 2014 (họa giữ nguyên chữ cuối mỗi câu bài thơ xướng của tác giả Trúc Lan) |
(4) - dựa theo ý câu nói nổi tiếng của Bà Triệu thuở xưa. Năm 19 tuổi, khi có người hỏi về việc chồng con, Bà Triệu đã đáp rằng: "Tôi chỉ muốn cưỡi con gió mạng, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người". (trích dẫn từ bài Bà Triệu @ Wikipedia)
Ghi Chú Thêm:
- Theo như đã nhắc đến ở trên, khi Họa thơ chỉ cần giữ nguyên vần các câu 1, 2, 4, 6 và 8 của bài Xướng. Nhưng Tứ Diễm lại có một cái tật mỗi khi họa thơ là thích giữ nguyên chữ cuối của toàn bộ các câu trong bài Xướng. Do đó, nếu lưu ý kỹ sẽ thấy bài thơ Họa của Tứ Diễm giữ nguyên chữ cuối của các câu trong bài thơ Xướng của tác giả Trúc Lan.
Lâu rồi không lãng đãng theo nàng Thơ nên nếu Tứ Diễm sơ sót phạm các lỗi khi họa thơ mong chỉ điểm dùm và đừng cười nha. Nếu quý vị nào có hứng thú, mời cùng họa theo như lời yêu cầu của tác giả Trúc Lan.
Nếu thích đọc những bài thơ do Tứ Diễm họa theo một số bài thơ Xướng, xin mời ghé xem trong phần Thơ Xướng Họa và bài Cúi Xuống
Nếu thích lãng đãng cùng nàng thơ, mời ghé xem thêm một số bài trong các bài viết:
Thơ họa
ReplyDeleteDù Hạ hay Đông hận vẫn tràn
Khi còn nỗi nhục Ải Nam Quan
Trường Sơn quyết tử dù hồn thác
Đông Hải hy sinh mặc xác tan.
Giặc Hán ngang tàng đầy sát khí
Dân Nam hùng dũng một tâm can
Trăm lòng như một thề gan sắt
Gìn giữ non sông mãi bạt ngàn.
P.N 13/02/2014
Anh Phong mến,
ReplyDeleteDạ, cám ơn anh Phong đã cho Tứ Diễm được thưởng thức một bài thơ họa rất hay. Rất mong sẽ có cơ hội được đọc thêm những sáng tác khác của anh Phong
Cảm ơn chị Tứ Diễm. Những bài họa của chị cũng rất hay!
ReplyDeleteDạ, cám ơn anh Phong đã khen. TD phụ họa theo thôi chứ cũng chưa thật hoàn chỉnh
ReplyDelete