Và đây là kết quả sau khi "quậy" nè.
Xin mời xem thêm chi tiết và hình ảnh
Tứ Diễm vẫn dùng nước đường tự nấu và công thức làm bánh của Tứ Diễm như thường lệ. Trứng muối, lạp xưởng, rượu Mai Quế Lộ cùng nhiều loại mứt cũng tự làm để yên tâm hơn.
Đây là trứng gà muối đã nướng chín, sẵn sàng để cho vào nhân bánh
Vài tấm hình chụp trong khi làm nhân thập cẩm
Theo thứ tự từ góc phải phía dưới theo chiều kim đồng hồ tới hình góc phải phía trên và hình lớn ở giữa:
- Lạp xưởng homemade thái hạt lựu
- Ham thái hạt lựu
- Mè rang vàng
- Hạt điều rang vàng cắt vụn
- Hạt điều và hạt hướng dương
- Mứt bí (mua bên Cali, Mỹ), mứt chanh, mứt quất đều do Tứ Diễm làm, cùng với lạp xưởng, ham
- Nhân thập cẩm đã sên xong. Ngoài các vật liệu kể trên còn có thêm nước đường, bột nếp rang, rượu Mai Quế Lộ, vv.. vv...
- Cân nhân thập cẩm và trứng muối, chuẩn bị vo thành từng viên tròn
- Hình Lớn: Nhân thập cẩm và đậu xanh đã vo tròn, chuẩn bị làm bánh
Vài tấm hình chụp trong khi làm bánh
Theo thứ tự nha
- Nhân thập cẩm và đậu xanh đã chuẩn bị sẵn
- Nước đường + dầu + nước + nước tro tầu + lòng đỏ trứng
- Rắc bột vào hỗn hợp nước đường
- Trộn đều xong bọc kín, ủ khoảng 1 tiếng
- Bột sau khi đã ủ xong nhồi sơ qua cho dẻo mịn
- Chia thành từng phần, vo tròn, cán mỏng, cho nhân vào giữa, rồi sẽ vo tròn
- Bánh đã ấn khuôn xong, chuẩn bị nướng trong mini oven
- Bánh vừa nướng xong còn đang nóng hổi
- Hình Lớn: Bánh để qua đêm, mầu bắt đầu đậm hơn
Đợt bánh đầu tiên làm vào tối Chủ Nhật Sep 23 trong lúc vẫn còn choáng váng nhức đầu. Nướng bằng mini oven.
Khay bánh phía trên chụp hình vào tối Sep 23 khi vừa nướng xong. Khay bánh phía dưới chụp hình vào sáng Sep 24 trước khi đi làm, bánh đã sậm mầu hơn rồi hén.
Nhìn gần hơn nha. Hình bên trái phía trên là bánh vừa nướng xong, nhân đậu xanh một trứng, ép khuôn vuông thành tròn. Bên tay phải là nhân đậu xanh và thập cẩm. Hình bên trái phía dưới là nhân thập cẩm và trứng muối homemade, trước khi vo tròn. Bên tay phải là bánh vừa nướng xong, nhân thập cẩm một trứng.
Bầy hàng chung để dễ so sánh hơn nghen. Hình trên là bánh vừa nướng xong tối Chủ Nhật, nhìn vẫn nhợt nhạt. Hình dưới là chụp vào sáng hôm sau, bánh đã bắt đầu chuyển mầu, coi đậm đà bắt mắt hơn.
Đợt bánh thứ hai làm vào sáng thứ Hai. Cũng vẫn "ép duyên", nhưng lần nầy dùng thêm khuôn 100 grams bắt "gain weight" cho thành 150 grams.
Khay bánh phía trên là bánh vừa nướng xong, hình chụp vội trước khi đi làm. Khay bánh phía dưới là hình chụp sau khi tan sở, mầu sắc đã bắt đầu đậm nét coi bắt mắt hơn
Vài tấm hình chụp vào sáng Sep 25 trước khi đi làm. Bánh đã "thọ" được gần... 1 ngày nên mầu sắc cũng đậm đà hơn so với khi mới nướng xong.
Bánh nhân đậu xanh một trứng và bánh nhân thập cẩm một trứng. Nướng với mini oven và dùng khuôn theo kiểu "ép duyên" do Tứ Diễm tự nghĩ ra.
Đổi kiểu một xíu nghen, vẫn bốn cái bánh đó nhưng bầy vào đĩa khác nhìn cho vui mắt
Nhìn gần hơn một chút nha
Nghe đồn khuôn gỗ rời gõ bánh sắc nét hơn nên cứ ước ao mãi. Cuối cùng thì "my dream comes true", nhưng chỉ là ... "demi come true" thôi vì người bà con mua khuôn 100 grams, thay vì 150 grams như ý Tứ Diễm mong muốn. Thành ra bây giờ ngoài số khuôn nhựa quá khổ (250 grams, 300 grams) và vài khuôn nhựa 150 grams, Tứ Diễm lại có thêm khuôn gỗ cỡ nhỏ 100 grams. Thôi thì có còn hơn không. Có gì dùng nấy. Không có thì mình hô biến cho thành có. Và đây là "thành tích" của việc "không có biến thành có" nè.
Khuôn gỗ vuông 100 grams bị "ép duyên" và bắt "gain weight" để trở nên tròn trịa nặng 150 grams như vầy. Nếu không nói, chắc cũng đâu nhận ra chuyện "ép duyên", phải không hở?
Khuôn nhựa tròn 250 grams (hay 300 grams Tứ Diễm không nhớ rõ), bị "ép duyên" và "diet" để còn nặng có 150 grams như vầy thôi.
Khuôn nhựa vuông nhưng cũng bị "ép duyên" trở nên tròn trịa như vầy nè, trọng lượng vẫn giữ nguyên 150 grams, không tăng không giảm.
Cũng vẫn là khuôn tròn 250 grams bị "ép duyên" và "diet" để còn nặng có 150 grams như vầy thôi. Nướng sậm mầu hơn vì có người chỉ thích ăn bánh nướng mầu sắc đậm đà.
Thêm vài tấm hình nữa
Chụp hình nhìn từ trên xuống
Chụp từ một góc xéo
Nhìn gần hơn
Trà và bánh
Bánh sau vài ngày
Cắt bánh ra xem nha
Nhân thập cẩm một trứng
Nhân đậu xanh một trứng
Tứ Diễm sẽ mang thêm hình và viết thêm sau
Nếu thích, mời xem thêm chi tiết và hình ảnh trong các bài viết:
- Bánh Nướng - Cách Nấu Nước Đường
- Bánh Nướng - Cách Làm
- Bánh Nướng Tháng 2
- Bánh Trung Thu Trái Mùa
- Bánh Nướng Nhân Đậu Xanh
- Bánh Nướng Nhân Thập Cẩm
- Heo Mẹ và Đàn Con
- Bánh Nướng Cá Vàng
- Bánh Nướng Heo Con
Nếu muốn làm theo công thức của Tứ Diễm mà chưa nấu nước đường thì có thể dùng tạm Korean Cooking Syrup mua ở chợ Đại Hàn hay các loại syrup khác (miễn sao chọn loại syrup đừng có cho thêm mùi). Nếu thích làm bánh nên nấu nước đường ở nhà để dành sẵn. Nước đường nấu càng để lâu mầu càng sậm hơn và càng giúp bánh ngon hơn.
Chúc thành công. Trong một bài viết khác, Tứ Diễm sẽ mang thêm hình ảnh nhiều kiểu bánh nướng nặn theo hình Tôm, Cá, Mèo, Thỏ, Rùa, Heo Con, vv.. vv... do Tứ Diễm tự chế kiểu nặn bằng tay không cần khuôn.
đẹp đẹp đẹp, chị ui :-)
ReplyDeleteCám ơn sis Bumble Bee đã khen nha. Tứ Diễm sẽ chụp thêm hình và mang vào sau. Mời sis trở lại xem nghen
ReplyDeletechị ui cho em hỏi. Chị nướng lòng đỏ trứng bao nhiêu độ vậy chị. Sao màu nướng xong đẹp quá vậy? Em hấp lòng đỏ nên màu tái quá :-(
ReplyDeleteSis Bumble Bee ơi,
ReplyDeleteTứ Diễm cũng ngạc nhiên vì lần nầy lòng đỏ nướng xong nhìn đẹp hơn mọi năm. Tứ Diễm nướng ở 250 độ F nhưng bọc trong aluminum foil để trứng không bị khô
Tứ Diễm cũng không để ý thời gian đó sis Bumble Bee. Sau khoảng 10 phút mở ra xem rồi theo đó mà tính xem có cần nướng thêm hay không.
ReplyDeleteok thanks chị :-)
ReplyDeleteSTứ Diễm ui, mình làm nhân thập cẩm cho bánh 200gr thì mình bao nhiêu gr bột và bao nhiêu gram nhân vậy S .
ReplyDeleteHello sis,
ReplyDeleteThường bánh nướng vỏ mỏng nhân nhiều, theo tỷ lệ 1 phần vỏ, 2 phần nhân hay 1/3 vỏ, 2/3 nhân. Nhưng tùy ý gia giảm miễn sao vỏ bánh đừng quá dầy. Với bánh 200 grams, sis có thể thử dùng 75 grams vỏ và 125 grams nhân thì sẽ dễ bọc bột ra ngoài nhân và nhận khuôn cho đẹp hơn là dùng 70 grams bột và 130 grams nhân. Sis cũng có thể làm thử theo cả hai tỷ lệ đó rồi so sánh xem thích làm theo kiểu nào hơn. Tứ Diễm dùng khuôn 150 grams nhưng dùng 61 grams vỏ + 93 grams nhân = 154 grams cho mỗi cái bánh tròn (nặng hơn 4 grams) thì thấy vừa ý hơn là dùng 50 grams vỏ và 100 grams nhân.
Cám ơn S TD nhiều nhe . Chúc S 1 Tết Trung Thu vui vẻ thật nhiều nhe .
ReplyDeleteCám ơn lời chúc của sis nha. Tứ Diễm vừa mang thêm hình ảnh bánh trung thu vào blog, mời sis ghé xem trong các bài viết Bánh Nướng Nhân Thập Cẩm Một Trứng, Bánh Nướng Heo Con và Bánh Nướng Cá Vàng
ReplyDeleteS Thật là khéo tay, Đàn Heo của S dễ thương quá , con Cá cũng đẹp ghê .
ReplyDeleteCám ơn lời khen của sis nha. Tứ Diễm sẽ mang thêm hình chụp heo con và cá vàng vài ngày sau khi nướng vào hai bài viết đó.
ReplyDeleteTu Diem oi, Thu Du ne, Diem cho Thu hoi bot nep rang dung cho nhan Thap cam ma Tu Diem noi o tren la bot nep minh rang Len bang chao thuong thoi ha Tu Diem ? Doc bai nay thay hinh banh dep qua nen Thu dinh thu lam trung thu trai mua xem Sao ;)
ReplyDeleteSis Thu mến,
ReplyDeleteTứ Diễm dùng bột bánh dẻo khi làm nhân thập cẩm cho gọn lẹ vì bột bánh dẻo chính là bột nếp đã rang chín.
Nếu sis Thu không có sẵn bột bánh dẻo, sis có thể rang bột nếp trong chảo hay nướng trong oven, nhớ trộn thường cho bột chín đều và không bị cháy. Nếu rang trên bếp, người ta khuyên nên cho vào chảo ít cọng lá dứa đã rửa sạch lau khô cắt khúc. Khi nào lá đã khô giòn là bột chín, lúc đó bột sẽ mùi thơm, hơi ngà vàng và sờ nhám tay.
Đúng vậy đó sis Thu, bánh mình làm ở nhà sẽ ngon hơn là bánh mua ở tiệm rất nhiều mà lại còn bảo đảm là sạch, hợp khẩu vị, không có các hóa chất (ngoại trừ nước tro tầu). Nhất là bánh mới ra lò, không phải loại bánh làm sẵn hàng loạt từ bao lâu không biết rõ như khi đi mua loại bán ở chợ