TABLE OF CONTENTS

Thursday, 31 October 2013

Đậu Hũ Non GDL

Với những ai ưa thích ăn đậu hũ, chắc hẳn sẽ không xa lạ với một loại đậu hũ non rất mềm và mịn, được gọi là silken tofu thường được bán trong các hộp nhựa được hàn kín giống như vài tấm hình bên dưới (sưu tầm từ trên mạng).



Sẵn có đường nho GDL nên Tứ Diễm tò mò làm thử, và đây là kết quả



Mời xem thêm chi tiết và hình ảnh




Muốn làm thì đành phải lăn vào bếp, không thể giao khoán cho máy soy milk maker được nữa vì mình cần dùng sữa đậu nành thật đậm đặc. Tứ Diễm ngâm một gói đậu nành như vầy


Trọng lượng 350 g



Thật ra, theo dự tính ban đầu, Tứ Diễm muốn dùng máy soy milk maker để nấu sữa.   Do đó, sau khi xay với máy xay sinh tố, vắt được 1.5 L sữa đậu nành rất đậm đặc, Tứ Diễm đổ vào máy soy milk maker giao cho máy nấu.   Nhưng khi sữa vừa sôi thì bị trào bọt nên Tứ Diễm ngưng máy, mở ra xem.    Cũng may là mở ra xem kịp lúc, vì sữa đã bám vào phần heat element một lớp khá dầy và bắt đầu sậm mầu.  Nếu không tắt máy ngay, e là sẽ cháy khét hư toàn bộ sữa và có khi còn làm ảnh  hưởng hay hư hại tới máy làm sữa đậu nành nữa.  Như vậy, máy soy milk maker không thể dùng để xay hay nấu sữa đậu nành thật đậm đặc như ý mình.  

Thế là mưu sự tại nhân, bất thành sự tại máy soy milk maker.    Tứ Diễm chỉ còn cách nấu sữa đậu nành cho sôi trên bếp.  Vì thế Tứ Diễm vắt phần bã đậu nành với thêm 1 L nước ấm nữa.   Coi như tổng cộng được 2.5 L sữa đậu nành, nấu sôi, hớt bọt.  Sau đó cho thêm đường nho GDL đã hòa tan với bột băp cùng ít nước rồi đổ vào khuôn silicone.   Tứ Diễm ngâm khuôn vào nước nóng để giữ nhiệt độ của sữa đậu nành được nóng lâu hơn.   Sau đó Tứ Diễm phủ thêm khăn lên mặt trước khi đậy nắp để nước khỏi rớt xuống làm ướt mặt đậu hũ



Sau khi sữa đã đông thành đậu hũ non, mở nắp đậy và lớp khăn phủ lên trên



Đậu hũ non sẽ như hình bên dưới


Nhìn gần hơn một chút


Úp ngược lại


Tuy là đậu hũ non khá mềm so với các loại đậu hũ thông thường, nhưng vẫn có thể cắt thành miếng


Đương nhiên là phải rất cẩn thận khi làm vì đậu hũ non rất mềm.  Trong lần thử nghiệm đầu tiên nầy, Tứ Diễm cũng dựa theo cách làm tầu hũ để làm thử đậu hũ non lần đầu xem kết quả ra sao.   Với 2.5 L sữa, Tứ Diễm dùng 2.5 tsp đường nho GDL + 3 tsp bột bắp + 3 tbsp nước. 



Miếng đậu hũ non thật là mịn như hình bên dưới. Với món Đậu Hũ Non nầy, Tứ Diễm đã nấu Hot and Sour Soup (theo kiểu chế biến lung tung) và làm món Đậu Hũ Non Kho Măng.   Cả hai món đều thuộc loại nhanh, gọn và dễ ăn.    Một phần đậu hũ non, Tứ Diễm đem bóp vụn trộn chung với bã đậu nành cùng các loại vật liệu khác để chế ra vài món chẳng giống ai nhưng ăn cũng ngon lắm, lại khỏi bỏ phí phần bã đậu nành vẫn còn chứa rất nhiều chất bổ dưỡng.


Với cách làm theo kiểu đổ vào khuôn như vầy thì với 350 g đậu nành khô có thể làm được khá nhiều đậu hũ non.   Tứ Diễm làm đươc hai miếng đậu hũ với dung tích tổng cộng 2.5 L đậu hũ non rất mịn thơm và béo.  Nếu làm lại lần sau, Tứ Diễm sẽ vắt khoảng 2 L sữa và tăng lượng đường nho GDL lên một chút xem đậu hũ non có dai hơn không.






Sau khi mua máy Golden Pineapple Food Grinder and Juicer, Tứ Diễm đã dùng máy để xay, vắt sữa đậu nành.   Với 400 grams đậu nành, xay được gần 11 cup sữa đậu nành.   Tứ Diễm dùng 1 L sữa đậu nành làm thử đậu hũ non.   Kết quả như vầy nè




Đậu hũ non mình tự làm sẽ mịn màng và cũng đủ cứng để cắt thành từng miếng, cầm lên tay mà không bị nát.   Có thể dùng nấu canh, kho tương hay chế biến các món ăn tùy ý thích.   Có thể xem thêm chi tiết và hình ảnh trong bài viết Food Grinder and Juicer



Đậu hũ non còn có thể làm thành món Silken Tofu with Pork Floss đơn giản như vầy



 

Mỗi miếng đậu mang một hình dáng khác nhau nhìn sẽ vui mắt hơn



Có thể xem thêm hình ảnh và chi tiết trong các bài viết:

Mời xem tạm vài tấm hình như vầy thôi nha, Tứ Diễm sẽ viết thêm sau vào một hôm khác.  Mời trở lại xem nghen




Ghi Chù Thêm:

Có một số thắc mắc liên quan đến việc làm Tầu Hũ / Đậu Hũ Non dùng Đường Nho GDL, tuy nhiên vì hiện nay Tứ Diễm rất bận rộn, không thể trả lời riêng từng người nên Tứ Diễm xin trả lời chung ở đây luôn nha, mong là giải đáp được thắc mắc của các sis

  • Với đường nho GDL, làm Tầu Hũ (Tofufa) hay Đậu Hũ Non (soft silken tofu) tại nhà rất dễ dàng.   Tuy nhiên cần lưu ý là sữa đậu nành cần phải thật đậm đặc thì Tầu Hũ / Đậu Hũ Non mới ngon.   Vì nếu sữa không đủ đậm đặc, cần dùng nhiều đường nho GDL để tạo độ đông đúng mức nhưng khi đó Tầu Hũ / Đậu Hũ Non sẽ có vị chua.   Do đó, muốn có kết quả ngon, cần phải vắt và nấu sữa đậu nành đậm đặc đúng mức
  • Ngoài ra cũng nên lưu ý là loại sữa đậu nành mua ở chợ Mỹ không thể dùng đường nho GDL để làm tầu hũ nước đường hay đậu hũ non vì sữa bán ở chợ Mỹ rất loãng, không đủ độ đậm để tạo kết tủa.




Với đậu hũ non, Tứ Diễm đã làm thử hai món Hot & Sour Soup ChayĐậu Hũ Non Kho Măng, mời xem thêm chi tiết và hình ảnh trong các bài viết:


---oOo---

Ngoài ra, phần bã đậu nành còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn bổ dưỡng khác.   Chẳng hạn như các món:

---oOo---



Nếu thích tìm hiểu thêm về việc làm đậu hũ / tầu hũ, mời đọc các bài viết


14 comments:

  1. Tu diem oi nhin ngon qua giong o tiem ban vay , mat dau lang minh , kheo qua . HT o phap nen khong biet mua Duong Nho o ddau ; HT co lam dau hu mieng theo cong thuc cua TD rat ngon & dep , cam on TD nhieu . TD lam bang dau nanh & co ngam dau xong roi lot vo khong hay van dde Nguyen dde xay . Nhu vay ddau hu co bi chat khong ?

    ReplyDelete
  2. Sis Hà Thanh mến,

    Sau khi ngâm cho đậu nành nở và mềm, Tứ Diễm vo xát mạnh để vỏ đậu tróc ra, rồi đãi cho sạch. Đương nhiên là vẫn còn một số hạt không chịu tróc vỏ, nếu đủ siêng bóc sẽ ngon hơn. Tứ Diễm làm biếng và cũng không có nhiều thời gian nên không bóc vỏ những hạt còn sót lại đó, nhưng không thấy sữa có vị chát.

    Làm Đậu Hũ Non rất dễ đó sis Hà Thanh, mình chỉ nấu xong đổ vào khuôn chờ đông lại thôi hà. Còn gọn và nhanh hơn là làm Đậu Hũ miếng loại bình thường. Chỉ có điều Tứ Diễm cần làm thử vài lần để tìm xem tỷ lệ dùng ra sao để có loại đậu hũ non hợp ý nhất.

    Đường Nho GDL thấy có loại sản phẩm của Ý và của Pháp nên chắc các tiệm bên châu Âu có bán, sis Hà Thanh thử hỏi những tiệm bán vật liệu tự làm rượu hay làm bánh xem sao. Ngoài ra nếu muốn mua đường nho GDL, sis Hà Thanh có thể thử mua theo sis Nguyên (ebay - địa chỉ bán bên Đức) hay là mua tại MyWorldHut (tại Mỹ), họ có gửi hàng ra ngoại quốc Sis Hà Thanh ghé xem thêm chi tiết trong bài viết Đường Nho GDL nha

    Theo Tứ Diễm nghĩ thì đường nho GDL hợp để làm Tầu Hũ (ăn với nước đường) và Đậu Hũ Non. Còn nếu muốn làm Đậu Hũ Miếng tuy dùng đường nho GDL làm ra miếng đậu nhìn rất mịn ăn ngon nhưng hơi hao đậu nành hơn là dùng các loại coagulator khác

    ReplyDelete
  3. Ôi, ngon quá. Em cũng sẽ học chị làm đậu hũ non cho bé nhà em ăn dặm. Trong quá trình làm có gì vướng mắc em sẽ hỏi chị nha.Thanks chị nhìu.

    ReplyDelete
  4. Sis Cẩm Vân mến,

    Mình tự làm ở nhà yên tâm hơn vì biết chắc trong đó chỉ có GDL mà thôi, không có thêm Calcium Sulfate. Sữa càng đậm đặc, đậu hũ non càng ngon hơn. Chúc sis làm thành công như ý nha

    ReplyDelete
  5. Chi oi sao e lam theo ct dau hu non cua chi ma thanh pham ra lai bi bo va bi chua nua. Tai sao vay chi

    ReplyDelete
  6. Chi oisao elam dau hu non theo ct cua chi ma thanh pham ra lai bi bo va chua vay chi? Chi co the cho e xin lai ct dau hu non dc k ah?

    ReplyDelete
  7. Hello sis Cherry Lam,

    Muốn tránh bị chua cần vắt và nấu sữa càng thật đậm đặc càng tốt, giảm số lượng đường nho cần dùng đến mức tối thiểu

    Muốn không bị bở thì đổ hỗn hợp vào sữa xong phải quậy nhanh và nhẹ rồi để yên hoàn toàn không đụng đến. Sữa được nấu sôi cho thật chín rồi để nguội đến 180 độ F mới trộn hỗn hợp GDL

    Việc dùng đường nho GDL khá rắc rối ở điểm là dùng ít thì có thể không đủ đông hay dai, nhưng dùng nhiều lại bị chua. Do đó tùy theo độ đậm đặc của sữa và số lượng dung tích sữa mà mình gia giảm lượng đường nho GDL cho vừa mức,

    Làm sao để biết vừa mức? Có lẽ cần phải làm và quan sát. Theo kinh nghiệm của Tứ Diễm, khi nấu sữa đậu nành dùng máy soy milk maker thì phải dùng nhiều đường nho GDL hơn vì sữa loãng hơn. Nhưng khi dùng food grinder and juicer thì sữa rất đậm đặc nên chỉ cần ít đường nho GDL là đã vừa đủ rồi.

    Do đó, khi sis hỏi chung chung như thế, Tứ Diễm rất khó suy đoán để biết lý do tại sao. Ngoại trừ khi sis viết chi tiết hơn, chẳng hạn như sis dùng bao nhiêu grams đậu nành khô, vắt xong được bao nhiêu L sữa. Cách sis trộn hỗn hợp GDL vào sữa ra sao? Khi đó sữa nóng bao nhiêu độ C (hay F)? vv.. vv..

    ReplyDelete
  8. B cho mình hỏi là hỗn hợp đường nho đó hoà xong thì láng lòng khuôn rồi mới đổ nước đậu vào hay là cho nước đậu vào khuôn rồi mới đổ hỗn hợp đó vào sau

    ReplyDelete
  9. Hello sis Thái Thảo,

    Theo thông thường, người ta cho hỗn hợp đường nho vào khuôn láng đều rồi nhanh tay đổ sữa đã hâm ấm vào. Tứ Diễm lại thích đổ sửa ấm nóng vào khuôn, sau khi đổ hỗn hợp đường nho quậy nhẹ và thật nhanh. Lý do Tứ Diễm làm theo cách trái ngược với mọi người là vì không cần phải dùng các khuôn có thành cao để tránh sữa bị văng ra chung quanh khi đổ mạnh tay vào khuôn, mà Tứ Diễm có thể dùng bất cư; loại khuôn nào theo ý thích

    Sis có thể chọn cách nào tùy ý, Vì sữa tạo phản ứng kết tủa đông lại rất nhanh khi gặp hỗn hợp đường nho, làm theo cách mọi người hay làm chắc sẽ dễ thành công hơn. Nếu làm theo cách của Tứ Diễm cần làm thật nhanh tay

    ReplyDelete
  10. Chị ơi, đậu non này có rán được không ạ?

    ReplyDelete
  11. Chị ơi đậu non này có rán được k ạ?

    ReplyDelete
  12. Hello sis жанна нгуен

    Có thể rán nhưng sis cần phải thật khéo tay khi xúc miếng đậu hũ non nha, dùng silicone spatula xúc nhẹ, lăn qua chén bột năng rồi thả vào dầu nóng, rán (chiên) vàng bên ngoài là dùng vợt múc ra ngay

    Sis nhớ cho ít nước chanh vào dầu trước khi đặt chảo lên bếp, có nước chanh (nguyên chất) sẽ giúp dầu đỡ bị bắn (văng) trong khi rán (chiên)

    ReplyDelete
  13. Đường nho tới...Máy xay đã mua. stir machine cũng đã sắm...theo sát chân TuDiem để học...mua thêm khuôn silicon ....Xay đậu nành , pha đường nho ...bỏ vào khuôn ....nhưng nó ra tàu hủ nước đường nhiều hưn là tàu hủ non vì bỏ ra khỏi khuôn nó còn mềm và dính vào khuôn chứ khg chắc chắn như TuDiêm làm ....Buồn quá ....Hôm nay sẻ làm lại , tăng lượng đường nho lên hay sẻ làm nước đậu nành đậm đặc hơn
    Theo sát nút sự chỉ dẩn của cô giáo TuDiem , mua luôn Thermal Cooker rùi , nấu cháo đậu thiệt là khoẻ....Thanks TuDiem

    ReplyDelete
  14. Chúc mừng sis Bình Hằng đã có đủ "đồ nghề" nha, giờ chỉ cần tập "múa" cho quen tay. Với nồi Thermal Cooker, sis sẽ có thể nấu nhiều món ngon và tiện lợi vô cùng. Dùng thường xuyên sẽ quen và biết nên dùng sao cho hợp ý mình.

    Nếu đậu hũ non bị dính khuôn và còn mềm, có thể là do sữa đậu nành chưa đủ đậm đặc cũng có thể do lượng đường nho chưa đủ, cũng như nhiệt độ của sữa đậu nành, cách sis trộn đường nho vào sữa nữa.

    Sis thử tăng lượng đậu nành nhiều hơn, tính số lượng nước vừa đủ. Nếu khi xay mà đã dùng hết nước mà vẫn còn đậu trong cối, sis múc sữa đậu nành đã ép đổ vào máy để xay tiếp phần đậu nành. Cứ tiếp tục như thế, sữa sẽ đậm đặc theo ý mình.

    Ngoài ra sis nên dùng thermometer đo nhiệt độ cho chính xác, ủ khuôn trong nước nóng cũng giúp cho sữa đông đặc dai ngon hơn.

    Nói chung mỗi lần làm sis chịu khó viết xuống số lượng, các điểm cần lưu ý, rồi từ đó rút kinh nghiệm cho các lần sau. Cũng may là dạo trước mỗi khi làm Tứ Diễm đều viết các chi tiết vào bài viết với số lượng rõ ràng, chứ không thì sau nầy cũng không còn nhớ chính xác nữa vì không làm thường xuyên mỗi tuần.

    Chúc sis làm thành công nha

    ReplyDelete