Tuesday, 27 August 2013

Đậu Hũ Chiên

Hôm nay Tứ Diễm lại tái bản món Đậu Hũ Chiên nhưng cách làm hơi khác nha.   Đây là kết quả



Nếu muốn biết thêm chi tiết, mời xem tiếp theo nha


Thông thường khi chiên đậu hũ, có nhiều người rất ngại bị dầu nóng văng trúng làm phỏng khi đậu chiên trong chảo chợt nổ làm văng dầu ra ngoài.   Cũng có người cảm thấy đậu tự chiên ở nhà không ngon bằng mua ở tiệm vì khi chiên vàng bên ngoài xong, phía trong đậu cũng bị khô, ăn không ngon.   Cũng có khi đậu chiên bị nở phồng lên rồi lúc nguội sẽ xẹp xuống mà không giòn.    Vậy có mẹo vặt nào giúp chiên đậu  hũ được giòn ngon hay không hở?

Nếu đã từng tự làm qua ở nhà sẽ thấy đậu hũ chỉ do sữa đậu nành đã kết tủa để ráo nước tạo thành.   Sau khi làm xong, đậu hũ luôn được ngâm trong nước để giữ độ mềm mại và không bị hư.  Tuy vậy trong miếng đậu cũng sẽ chứa rất nhiều nước, cho dù có để ráo nước thì cũng không thể loại bỏ hết lượng nước nằm trong đậu hũ.  Vì thế khi chiên, có khi đậu bị nổ làm văng dầu nóng.   Phía trong miếng đậu cũng không được chắc nên khi chiên xong, bên trong miếng đậu có thể bị khô sau khi nước bên trong đậu bị thoát ra ngoài..

Nếu muốn biết cách để có thể chiên đậu vàng giòn như vầy mà bên trong vẫn mềm mướt không khô, mời xem tiếp theo nha



Thật ra cũng chẳng có bí quyết gì đặc biệt cả.   Chỉ cần sau khi tự làm xong hay khi mua ở chợ về nhà, rửa đậu hũ thật sạch, cho đậu hũ vào trong nước sôi pha chút muối rồi luộc ở nhiệt độ trung bình khoảng 5 - 10 phút.    Cách làm nầy sẽ giúp nước trong đậu thoát ra ngoài, đậu sẽ săn chắc dẻo dai và lâu bị hư hơn.    Khi chiên, xào, kho, nấu sẽ không bị nát.   Chỉ đơn giản vậy thôi.

Còn nếu muốn cho đậu có vỏ bên ngoài thật giòn, có thể lăn miếng đậu qua chút bột năng.   Khi chiên, lớp bột nầy sẽ giúp đậu mau vàng giòn và giữ được độ mềm mướt trong ruột.   Đậu chiên xong còn nóng hổi, ăn kèm với nước chấm vừa ăn với ít ớt sẽ rất ngon.

Lần nầy, Tứ Diễm chỉ chiên đậu theo cách không lăn qua bột.  Sau khi đã luộc đậu hũ xong, Tứ Diễm cắt đậu thành từng miếng  nhỏ và chiên vàng.



Vì không có nhiều thời gian nên Tứ Diễm chỉ chiên sơ cho vừa vàng giòn là vớt ra ngay.   Nếu chờ lâu hơn một chút, đậu sẽ vàng giòn hơn nhìn ngon mắt hơn



Những miếng đậu hũ vừa chiên nóng giòn thơm phức rất hấp dẫn hén


Đem đậu hũ vừa chiên còn nóng hổi và giòn thơm ăn kèm với tương Cự Đà và tương ớt nha


Rất đơn giản nhưng ngon lạ ngon lùng.   Chấm đậu hũ chiên vào chén tương, mùi đậu chiên tỏa lên nhè nhẹ kích thích tuyến vị giác khiến khó cầm lòng.



 Khẽ cắn một miếng, nhai thong thả để tận hưởng hương vị béo ngậy vàng giòn bên ngoài của đậu, với vị mềm mướt bên trong của đậu lại được tô điểm thêm bởi vị đậm đà thơm ngon của tương Cụ Đà, cộng thêm vị cay cay của tương ớt thì quả thật là quá tuyệt vời.




Những  miếng đậu hũ chiên vàng giòn nhìn hấp dẫn quá phải không hở ?   Ngày mồng Một đầu tháng Tám âm lịch lai rai với món đơn giản như vầy cũng khá hợp khẩu vị hén



Và đây là chén tương Cự Đà cùng tương ớt.   Chấm tương kiểu nầy không còn đúng cách ăn đúng kiểu của người mien Bắc nữa, nhưng lại hợp khẩu vị của Tứ Diễm nên cứ thế mà ... xơi.  Ai chê ai trách là không sành ăn, cũng đành chịu nhận vậy



Với người miền Bắc chắc hẳn không ai xa lạ với loại tương Cự Đà là loại tương đặc biệt của làng Cự Đà (thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây), vốn rất nổi tiếng vì hương vi thơm ngon đậm đà rất độc đáo.   Muốn làm tương không đơn giản . Tương phải được làm từ nếp cái hoa vàng và đậu nành hạt vàng nhỏ.  Nếp nấu thành xôi chín dẻo, nhưng còn nguyên hạt rồi ủ để lên men mốc.   Đậu nành rang vàng đều tróc vỏ.   Sau đó đem xôi và đậu ủ cùng với một loại men đặc biệt của riêng làng Cự Đà..

Thật tình mà nói, Tứ Diễm cũng chỉ được nghe tả và nghe kể thôi chứ cũng chưa thật sự được nếm qua món tương làm từ làng Cự Đà.   Chai tương Cự Đà như hình bên dưới là do người bà con mua tặng Tứ Diễm, cũng không biết có đúng hương vị chính gốc hay không.


Có thể xem thêm cách làm tương Cự Đà trong video clip bên dưới




Ở hải ngoại nếu tìm không được tương Cự Đà, có thể tự pha chế tạm thời vói loại Miso Soy Bean Paste của Nhật bằng cách nấu cho loãng bớt với nước, nêm thêm đường cho vừa ăn.


Tứ Diễm thì thích tự pha chế dùng loại Mild Soy Bean Paste Fermented như vầy nè mua ở chợ Đại Hàn





Thật ra loại tương nầy mùi khá nồng và rất mặn, cũng như khá đặc.   Do dó Tứ Diễm thường nấu cho loãng bớt và nêm nếm lại dể có hương vị gần tương tự với loại tương Cự Dà .

Trong hình bên dưới là một hũ tương đã được nấu và nêm nếm lại cho vừa ăn.  Tứ Diễm có cho thêm tương ớt vào để ăn ngon hơn, nên hương vị cũng hơi khác với tương Cự Đà nhưng dùng chấm với đậu chiên giòn sẽ rất ngon.



Mời xem thêm chi tiết và hình ảnh trong bài Tự Làm Tương

Nếu thích ăn đậu hũ chiên, mời xem thêm một số video clip chỉ dẫn cách làm các món dậu hũ chiên với nhiều hương vị khác nhau nha

Video Clip #1: Đậu Hũ Chiên Sả Ớt
Món nầy không biết xuất xứ từ miền nào, nhưng hương vị quả thật là thơm ngon hấp dẫn hén



Video Clip #2: Đậu Hũ Chiên Tẩm Hành
Đây là một món miền Bắc rất đơn giản mà thật ngon



Video Clip #3: Đậu Hũ Chiên Sốt Cà


Video Clip #4: Sushi Đậu Hũ Chiên



Video Clip #5: Đậu Hũ Chiên Trứng



Video Clip #6: Đậu Hũ Chiên Ngù Vị Hương



Video Clip #7: Đậu Hũ Chiên Trứng Muối



Video Clip #8: Đậu Hũ Khìa




Nếu thích ăn đậu hũ, mời ghé xem các bài viết:
Mời thưởng thức nha




Ngoài ra, phần bã đậu nành còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn bổ dưỡng khác.   Chẳng hạn như các món:

---oOo---



Nếu thích tìm hiểu thêm về việc làm đậu hũ / tầu hũ, mời đọc các bài viết

0 comments:

Post a Comment

 
;