Wednesday 1 June 2011 0 comments

TNĐT - Vắng Như Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nội. Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuê. Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn còn giữ lại được tấm bia ghi rõ: Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh). Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đi. Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây Hồ phú" của  Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:

                Dấu bố cái rêu in nền phủ
                Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùa.

Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nào. "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con người. Ca dao Hà Nội có câu:

                Còn duyên kẻ đón người đưa

                Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.


Tác giả Dương Trọng Hiếu
(Theo "Kể chuyện thành ngữ tục ngữ", NXB KHXH Hà Nội 1994


Mời xem thêm các bài viết khác trong phần Thành Ngữ - Điển Tích 

0 comments

TNĐT - Bới Lông Tìm Vết

 Chắc hẳn chúng ta thỉnh thoảng vẫn nghe ai đó nhắc đến câu "bới lông tìm vết", nhưng chúng ta có thể biết rõ xuất xứ câu thành ngữ nầy từ đâu và tại sao hay không?   


Bên dưới là nguyên văn một bài viết của anh Dương Trọng Hiếu.    Tứ Diễm đã xin phép để được đăng vào trang blog.   Cám ơn anh Hiếu nha


0 comments

TNĐT - Ba Que Xỏ Lá

Trong cuộc sống thường ngày, đôi khi chúng ta được nghe nhắc đến một số câu thành ngữ điển tích và cũng hiểu được ngụ ý ẩn chứa khi dùng, nhưng lại có thể không hiểu rõ căn nguyên tại sao lại có câu thành ngữ điển tích đó.  

Nếu muốn tìm hiểu thêm về câu thành ngữ "Ba Que Xỏ Lá", xin mời cùng đọc tiếp theo nha


0 comments

TNĐT - Ba Cọc Ba Đồng

Tiền trước đây được đúc bằng đồng có hình tròn, mỏng.  Trong việc buôn bán, người mua thường đặt tiền trước cho chủ hàng và số tiền đó được xếp thành từng cọc. Vì vậy, trong tiếng Việt mới có từ "đặt cọc" để chỉ việc gởi tiền trước làm tin. Thông thường số tiền trong mỗi cọc phải tương đối nhiều vì có nhiều thì mới chồng thành từng cọc được.

Ba cọc ba tiền, tưởng là nhiều đấy, nhưng trớ trêu thay, mỗi cọc chỉ có giá trị là một đồng. "Ba cọc ba đồng" là như vậy. Có bản lại giải thích rằng ngày trước xài tiềng đồng, xâu lại thành từng cọc. Vì đếm nhiều quá sợ quên, cứ mỗi một cọc để một đồng làm dấu, và ba cọc lại để ra ba đồng tiền nên mới ra câu "ba cọc ba đồng".

0 comments

TNĐT - Bãi Bể Nương Dâu

Trong thơ văn hay qua các câu nói trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta được nghe nhắc đến một số câu thành ngữ nên chắc hẳn không xa lạ với thành ngữ "bãi bể nương dâu".    Nhưng tại sao lại có thành ngữ đó và hàm chứa ý nghĩa gì?

Nếu cảm thấy thắc mắc, xin mời cùng đọc bài viết của anh Dương Trọng Hiếu.

0 comments

TNĐT - Ba Chìm Bẩy Nổi

Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên khi xuống. phiêu giạt, long đong vất vả nhiều phen.

Có nơi cho rằng sỡ dĩ thành ngữ "ba chìm bảy nổi" có được nghĩa này là do chúng được cấu tạo bằng cách đan xen hai tổ hợp "ba bảy" và "chìm nổi".

"Chìm" và "nổi" là hai động từ trái nghĩa nhau. "Chìm" là "chuyển từ mặt nước xuống dưới sâu"; "nổi" là  "chuyển từ dưới sâu lên trên mặt nước". Từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm lại nổi, tổ hợp dùng để chỉ sự gian truân vất vả của một người nào đó, vừa qua khỏi điều không may này, lại gặp phải sự éo le trắc trở khác ("cuộc đời chìm nổi").

"Ba" và "bảy" là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng cho số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy một cách cụ thể, mà là nhiều ("có ba bảy cách làm"; "thương anh ba bảy đường thương"). Khi dùng đan xen vào các tổ hợp khác, "ba bảy" thường được tách ra theo kiểu như "ba lo bảy liệu" (= lo liệu nhiều), "ba lần bảy lượt" (= nhiều lần), "ba dây bảy mối" (= nhiều mối), v.v...

Theo một cách hiểu khác thì đúng nguyên văn câu thành ngữ này là "ba chìm ba nổi sáu linh đinh" nhưng thường bị  nhiều người đọc trại ra thành "ba chìm bảy nổi sáu (cái) linh đinh" hay "ba chìm bảy nổi chín (cái) lênh đênh", hoặc chỉ vắn tắt như "ba chìm bảy nổi", "bảy nổi ba chìm"...  Xuất xứ của thành ngữ này là từ cách làm tương của người dân ở tỉnh Quảng Bình. Muốn làm tương cần phải
ủ cho nếp mốc ba ngày, xong rang đậu bỏ vô, ngâm chìm ba lần, nổi ba lần. Muốn cho vừa, chín phần tương, hai phần muối trộn chung lại.

Dù lý giải theo cách nào đi nữa, câu thành ngữ trên được dùng một cách thống nhất về ý nghĩa để diễn đạt tình huống của kẻ gặp nhiều nỗi vất vả, gian truân trong cuộc sống.

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bảy nổi ba chìm với nước non
    (Hồ Xuân Hương - Bánh trôi nước)



Sau khi kể chuyện về thành ngữ "ba chìm bảy nổi", tác giả bài viết xin riêng tặng những bạn đọc
quê ở miền Trung một vài tìm hiểu về tiếng Việt mến yêu của chúng ta :

Cuộc Nam tiến của Chúa Nguyễn trong thời kỳ tranh chấp với Chúa Trịnh để lập ra Đàng Trong đã có ảnh hưởng trong ngôn ngữ cũng như giọng nói, khác biệt với giọng Bắc của cha ông ta lúc mới vào miền Trung. Do ảnh hưởng của thủy thổ ở địa phương, cũng như nhờ "mượn" thêm nhiều từ ngữ gốc Mường và gốc Chiêm như "ri, mô, tê, răng, rứa", trải qua nhiều thế hệ, đã tạo nên một giọng nói mới cộng thêm nhiều phương ngữ (dialect) cho tiếng Việt mà bây giờ chúng ta gọi là tiếng Huế, giọng Huế. Chẳng hạn như "răng chừ" có nghĩa là "bao giờ", "ốt dột" thay cho "ô nhục", "côi nớ" là "trên ấy", v.v..

Còn chữ "Huế", theo cụ Hương Giang Thái Văn Kiểm, bắt nguồn từ chữ "Hóa" như trong địa danh Thuận Hóa, có thể do thông lệ "kỵ húy", phải đọc trại chữ đi để tránh né tên một nhân vật quan trọng, tên của tổ tiên, v.v.. mà con cháu phải kiêng cữ. Trong trường hợp chữ "Huế", cụ cho là do kiêng tên của tổ tiên Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời sau công thần Nguyễn Bặc, vị khai canh của họ Nguyễn từ đời nhà Đinh.

Cụ Thái Văn Kiểm cũng nêu ra một trường hợp kỵ húy khác như saụ Nguyên phi Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng (lúc bấy giờ còn là thái tử [Đởm]), là người có nhiều đức tính tốt như : thục, thận, hiền, trinh, hết đạo hiếu kính đối với cha mẹ và người trên nên được vua Gia Long ngợi khen. Vua đặt lại tên cho bà là Thật và dạy rằng tên Hoa, thì chỉ nghe thơm mà thôi, không bằng chữ Thật là gồm có quả phúc.

Sau khi sanh được hoàng tử Miên Tông (sau là vua Thiệu Trị) được 13 ngày thì hoàng hậu bị sản hậu mà băng hà, hưởng thọ chỉ 17 tuổị Vua Gia Long, thái tử Đởm và cả hoàng gia thương tiếc vô cùng. Vì tên húy của bà là Hoa, nên chữ "hoa" phải đổi thành "huê, bông, ba". Ví dụ chợ Đông Hoa cải gọi là Đông Ba, cấu Hoa gọi là cầu Bông, v.v.. Rồi đây có lẽ cũng là một lý do nữa để chữ Hóa (đọc na ná như Hoa") phải đọc trại ra thành chữ "Huế". Ngoài ra chữ "thật" cũng là chữ húy nên phải đọc là "thiệt", chữ "anh" phải đọc là "yêng" (yêng mình đi mô rứa ?) để tránh tên Ánh của vua Gia Long.

Tác giả Dương Trọng Hiếu


----------------------
Tham khảo :
- "Kể chuyện thành ngữ tục ngữ", NXB KHXH Hà Nội 1994.
- "Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển", Trịnh Vân Thanh.



Mời xem thêm các bài viết khác trong phần Thành Ngữ - Điển Tích 
0 comments

TNĐT - Ba Bẩy Hăm Mốt Ngày


Việt Nam ta có câu "Ba bảy hăm mốt ngày" (không sớm thì muộn) có thể được coi là mang cùng ý nghĩa với thành ngữ "Ngũ nhật kinh triệu (năm ngày giữ chức Kinh triệu) của Tàu.

Đời Tuyên đế nhà Tây Hán, kinh đô Trường An có nạn trộm cướp hoành hành dữ dội, khiến dân chúng nhà nhà đều bất an.  Đương thời, việc trị an tại kinh đô là thuộc phận sự của quan Kinh triệu doãn (cũng như chức Đô trưởng ngày nay), nhưng nhiều vị Kinh triệu doãn kế tiếp nhau đều không trừ được nạn trộm cướp hoành hành tại kinh đô nhà Tây Hán.

Hán Tuyên đế nghe nói một vị quan ở đất Liêu Đông là Trương Xưởng rất tài giỏi, bèn gọi Trương Xưởng về, cho làm Kinh tiệu doãn, nắm việc trị an tại kinh đô.


0 comments

TNĐT - Áo Gấm Đi Đêm

Gấm là thứ hàng dệt bằng tơ nhiều màu có hình hoa lá sặc sỡ. Thời trước, gấm là một trong những thứ vải quý hiếm, thường dùng để may áo. Vì vậy, "áo gấm" (áo may bằng vải gấm) được coi là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý trong sự đối lập với "áo rách" biểu tượng của sự nghèo hèn. So sánh:

        Chồng em áo rách em thương
        Chồng người áo gấm xông hương mặc người
  (Ca dao)

Hơn thế nữa, áo gấm còn biểu trưng cho sự thành đạt trong học hành, thi cử. Những người học trò sau các kỳ thi hương, thi hội trở về quê (vinh quy bái tổ) đều mặc áo gấm để tỏ rõ sự thành đạt, công thành danh toại của mình trước họ hàng, trước làng nước. Người dân mình hay nói "áo gấm mặc về" chính là nói về sự đỗ đạt trong thi cử, một mong ước chính đáng của những người lều chõng đi thi.

        Cũng đừng áy náy lòng quê
        Bao giờ áo gấm mặc về mới thôi
   (Phan Trần)

Áo gấm chỉ mặc ban ngày mới được mọi người nhận thấy sự rực rỡ của nó. Đối với người giàu có, sự
rực rỡ của áo gấm phô bày cho thiên hạ biết anh ta thuộc hạng người lắm tiền, nhiều của. Đối với các
chàng học trò sau khi thi trở về, áo gấm mách bảo cho mọi người biết về sự đỗ đạt của anh ta. Ấy thế mà mặc áo gấm ban đêm, đi trên đường làng thuở trước với khung cảnh tối tăm mù mịt như thế thì ai hay biết, ai phân biệt gấm vóc với các thứ khác được. "


0 comments

TNĐT - Ăn Xổi Ở Thì

"Ăn xổi" là ăn ngay khi vừa mới muối xong (như cà, dưa,...).  Còn  "ở thì" là ở có lúc, ở tạm trong một thời gian ngắn ("thì" có nghĩa là  thời, lúc).

Ăn thì tính chuyện ăn ngay. Ở thì có tư tưởng ở tạm, cho qua ngày.

Thành ngữ "ăn xổi ở thì" dùng để nói về lối sống tạm bợ chỉ tính  chuyện trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài.

        Phải điều ăn xổi ở thì
        Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày
        (Nguyễn Du. Truyện Kiều)




Tác giả Dương Trọng Hiếu
(Theo "Kể chuyện thành ngữ tục ngữ", NXB KHXH Hà Nội 1994


Mời xem thêm các bài viết khác trong phần Thành Ngữ - Điển Tích 

0 comments

TNĐT - Ăn Ốc Nói Mò

ĂN ỐC, NÓI MÒ
(Trích trong "Kể chuyện thành ngữ tục ngữ" - NXB KHXH)

Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ "ăn ốc nói mò" nhờ vào quan hệ nhân quả: "ăn ốc thì nói mò" hay "vì ăn ốc nên nói mò".  Tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ "ăn ốc lạnh bụng", "uống rượu nhức đầu", "hút thuốc khản giọng"...

Song cái ý "nói mò" (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) của "ăn ốc nói mò" lại chẳng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả.  Nói cách khác, ở đây giữa "ăn ốc" và "nói mò" không có quan hệ nhân quả.

Vậy thì, "ăn ốc" và "nói mò" kết hợp với nhau theo quan hệ gì ?  Và thành ngữ "ăn ốc nói mò" đã xuất hiện như thế nào ?


0 comments

TNĐT - Suối Vàng, Chín Suối

Trong kho tàng văn học Việt Nam, ngoài những tác phẩm đủ mọi thể loại do các tác giả hữu danh hay khuyết danh, còn bao gồm rất nhiều câu ca dao, thành ngữ điển tích vẫn thường được lưu truyền và phổ biến trong sinh hoạt thường ngày.    Tuy nhiên, cũng đôi khi người ta sử dụng hay vẫn nghe quen tai mà lại không hoàn toàn hiểu trọn vẹn ý nghĩa hay nguyên nhân vì sao lại có câu thành ngữ điển tích đó.

Trong bài viết nầy, Tứ Diễm xin chia sẻ lời giải thích về câu thành ngữ "Suối Vàng", "Chín Suối" do anh Dương Trọng Hiếu biên soạn dựa theo quyển  "Điển hay, tích lạ" của tác giả Nguyễn Tử Quang.   Xin cám ơn anh Hiếu.   Mời quý vị cùng xem tiếp theo nha


0 comments

TNĐT - Lời Ngỏ


Trong kho tàng văn chương bình dân của nước ta, thành ngữ tục ngữ là cái túi khôn phong phú mà người xưa đã để lại cho hậu thế.  Có lẽ không một ai trong chúng ta đây không một lần dùng đến thành ngữ, tục ngữ trong lúc nói chuyện hay khi viết lách.  Có những câu tục ngữ giản đơn, cũng có những câu ý tứ thâm trầm bóng bảy.

Thường thì ta vẫn hiểu nghĩa chung chung của những câu thành ngữ, tục ngữ được xử dụng, nhưng nếu được hỏi về nguồn gốc của các từ ghép nên câu thành ngữ, tục ngữ đó thì đôi khi nó chẳng giản đơn tí nào.  Thậm chí, có một số câu còn bị hiểu sai, diễn giải sai lạc.  Có thể do tính chất truyền khẩu của thể loại văn chương này cộng với sự chấp nhận các bài học dạy khôn kia của dân gian như những chân lý tuyệt đối hay chăng mà những thắc mắc về nguồn gốc của các thành ngữ tục ngữ ít khi được đặt ra.  Từ đó dẫn đến những lỗi do tính cách tam sao thất bản như khi thì cách phát âm ngôn từ bị sai chệch, khi thì lại bị nhầm lẫn về nghĩa lý của ngôn từ, v.v...


 
;