Tứ Diễm vừa tìm được vài video clip chỉ dẫn cách dùng và ứng dụng cũng khá thú vị. Nếu có hứng thú, xin mời cùng xem tiếp theo nha.
Nếu thích tự nấu sữa và làm tầu hũ, đậu hũ ở nhà thì trước tiên cần phải xay, vắt và nấu sữa đậu nành. Thật ra có thể dùng máy xay sinh tố (blender) để xay đậu nành sau đó tự vắt lấy sữa đậu nành thì khỏi cần phải mua thêm máy khác nữa. Nhưng Tứ Diễm lười việc tự nấu sữa đậu nành nên đã mua thêm máy SoyQuick Milk Maker. Máy nầy khá tiện lợi, chỉ cần cho đậu nành đã ngâm mềm cùng nước vào, nhấn nút. Máy sẽ tự xay và nấu chín, mình chỉ cần lọc bỏ bã đậu nành (okara) là sẽ có sữa đậu nành nóng hổi để uống hay là dùng để làm đậu hũ. Có thể xem thêm chi tiết và hình ảnh trong bài viết Soy Milk Maker - Máy Làm Sữa Đậu Nành.
Tuy nhiên, khuyết điểm của máy SoyQuick Milk Maker là mình không thể nấu sữa đậu nành thật đậm đặc như ý muốn được. Tứ Diễm đã thử tìm mọi cách để ép máy xay sữa đậm đặc hơn nhưng không được. Nếu tăng lượng đậu thật nhiều, giảm lượng nước ít hơn, máy xay không nhuyễn được toàn bộ đậu và phần heater element sẽ bị khét nếu bị các cặn đậu nành bám vào. Ngay cả khi Tứ Diễm thử xay bằng blender rồi vắt tay xong giao cho SoyQuick Milk Maker nấu thì cũng không được vì sữa quá đậm đặc làm phần heater element bị khét và sữa cũng bị trào ra ngoài miệng bình khi nóng sôi.
Cuối cùng, Tứ Diễm chọn giải pháp dung hòa như vầy. Thay vì đổ nước tới mức maximum xong mới đong 2 cup đậu đổ vào máy, Tứ Diễm đong 3 cup đậu nành đầy vun đổ vào máy trước rồi mới đong nước tới mức minimum. Với cách nầy, sữa đậu nành tương đối đậm đặc hơn, nhưng có khuyết điểm là bắt buộc phải cọ rửa máy sau mỗi lần nấu vì phần heater element bị các cặn sữa bám vào một lớp khá dầy. Nếu chỉ làm sữa đậu nành để uống hay làm đậu hũ thì dùng sữa nấu từ máy theo giải pháp dung hòa nầy cũng phù hợp. Làm tầu hũ nước đường cũng tạm được. Nhưng nếu muốn làm đậu hũ non thì sữa vẫn chưa đủ độ đậm đặc để miếng đậu hũ non được đúng mức. Do đó nếu muốn làm đậu hũ non hay tầu hũ, Tứ Diễm vẫn phải dùng máy xay sinh tố. Nghĩa là vẫn phải tự vắt rồi tự nấu sữa.
Đó cũng lý do tại sao Tứ Diễm mua thêm máy Golden Pineapple Food Grinder and Juicer giống như hình ở trên. Máy sẽ nghiền nát đậu nành đã ngâm mềm cùng với nước tạo thành sữa đậu nành. Phần bã đậu nành sẽ được xay nhuyễn, vắt xong lọc riêng ra một ngăn đựng riêng. Vì thế mình sẽ không cần phải mất công tự bóp và vắt sữa bằng tay như khi dùng máy xay sinh tố.
Vài Bộ Phận Chính
Theo Tứ Diễm quan sát thì cả ba hiệu Golden Pineapple, Sunpentown và Buppalo Food Grinder and Juicer đều giống nhau. Các phụ tùng và cách dùng y hệt nhau. Do đó, có thể xem cách dùng một trong ba loại máy để suy ra cách dùng cho hiệu máy mình đang có.
Khi dùng để xay đậu nành làm sữa đậu nành, các phần của máy sẽ như hình bên dưới. Tuy thấy có nhiều phần nhưng ráp vào hay tháo ra rất là nhanh và dễ làm
Sau khi đã ráp xong, máy sẽ như hình bên dưới
Phía trước sẽ nhìn như vầy
Ngoài ra, máy còn có một cái phễu (funnel) để đựng đậu nành đã ngâm mềm cùng một ngăn đựng nước có một lỗ thủng ở chính giữa đáy để nước chẩy thẳng xuống trục giữa máy
Nếu ở Mỹ order máy Sunpentown Food Grinder and Juicer từ web site online, sau vài ngày họ sẽ gửi máy với các phần như hình bên dưới do sis Ngọc Mỹ có nhã ý chia sẻ. Cám ơn sis Ngọc Mỹ nhiều nhiều nghen
Máy sẽ là 3 in 1, vừa xay đậu nành, vừa xay các loại ngũ cốc và vừa dùng như juicer ép trái cây. Ngoài các phụ tùng, máy kèm theo 2 quyển manual (tiếng Anh và Hoa) cùng một DVD tiếng Hoa
Công Dụng Chính
Loại máy nầy như tên gọi có thể vừa xay vừa vắt nên có thể dùng để làm các việc sau đây:
- Xay và vắt đậu nành đã ngâm mềm để làm thành sữa đậu nành
- Xay các loại ngũ cốc (như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lức, các loại đậu,... ) hay các loại hạt (như almond, đậu phụng, ...) đã ngâm mềm chung với nước để thành hỗn hợp lỏng. Nếu xay gạo thì sẽ có bột gạo tươi để tráng bánh cuốn, bánh xèo, bánh khọt hay chế biến một số các món ăn khác. Theo kinh nghiệm của một vài người đã làm qua cho biết thì xay 2 phần gạo, 3 phần nước sẽ vừa mức để tráng bánh xèo hay đổ bánh khọt
- Ép các loại trái cây vắt lấy nước cốt (juice) như mọi máy juicer khác
"Multi-function food grinder Fruit & vegetable juicer, grain miller, soybean miller. Auto pulp ejection to separate juice and dregs stainless steel blade and miller plate durable for commercial use. The world largest filter bowl make the juicing rate up to 30% more than normal juicer. Quite, cool, low speed induction motor, can keep juicing for more than 3000 ml juice. Eat healthy, make your own soya milk and juice"
Key Features:
- Removable end of top lid helps smoother pulp ejection.
- Induction motor
- Auto pulp ejection.
- Stainless steed madc blade provides maximum performance The durable ABS body prolongs the life of the unit.
- Multi-safety-installation ensures the safe operation 110V-240V, 50Hz-60Hz 350W induction motor 1/4 horsepower 3600 RPM low speed motor
- Thermal-control device Over current protector ABS main housing Stainless steel juicing blade, 12cm Gross weight, 6.05kg (13.2 lbs.) Length 19.5cm, Height 30cm, Depth 32cm
Price:$159.00
Model: CL-010
Brand: GOLDEN PINEAPPLE
Cách Xử Dụng
Có thêm xem cách dùng loại máy nầy trong vài video clip bên dưới. Xin cám ơn dable00 và shunshunbuffalo đã dành thời gian chỉ dẫn cách dùng khá chi tiết và dễ hiểu.
Video Clip #1: Sunpentown CL010 juicer and grinder (soy milk demo)
uploaded by dablet00
Trong video clip nầy chỉ dẫn cách dùng máy để xay sữa đậu nành
Tứ Diễm copy và paste vào đây nguyên văn lời tác giả ghi chú kèm theo video clip ở trên để quý vị nào cần có thể xem như tài liệu tham khảo:
here are some of the basic steps of making delicious soy milk at home without any preservatives and loads of sugar. made 2 gallons from what you saw.
- soak the soy beans at least 8hours to soften them up
- assemble the unit as seen in the video
- grind the beans as demonstrated
- add additional water as you desire. usually 1 to 1 ratio
- once done, boil the soy milk to pasteurize the milk.
- be sure to stir it frequently
- as soon as the foam starts boiling upward, turn off the heat immediately
- wait for the milk to cool before adding sugar.
- do not dish wash. when cleaning, make sure none of the extract goes down the drain. if possible, clean outside and dump the extract on soil. it makes great fertilizer! if soy extracts go down the drain, it will clog!!! the stuff is sticky like glue!!!!
- refrigerate once the milk is warm enough.
- milk will be good for 1 week only.
Video Clip #2: Multi Grinder Mandarin
uploaded by shunshunbuffalo
Video clip nầy tuy nói tiếng Mandarin (Tứ Diễm không hiểu họ nói những điều gì) nhưng xem video thấy cách chỉ dẫn khá dễ hiểu, và có chỉ dẫn từng bước cách gắn các phụ tùng để dùng cho những công dụng khác nhau. Ngoài ra họ còn chỉ dẫn một số công thức nấu các món ăn khác nữa. Chỉ tiếc là Tứ Diễm không hiểu tiếng Hoa nên chỉ có thể phỏng đoán.
Hình bên dưới chụp sau khi Tứ Diễm dùng máy xay 400 grams đậu nành với khoảng 11 cup nước
Sữa đậu nành sau khi xay xong sẽ tự động chẩy vào nồi hứng phía dưới miệng vòi
Phần bã đậu nành được nghiền nát và vắt kiệt sữa xong tự động tuôn vào ngăn đựng ở phía sau của máy (dredge container) như hình bên dưới. Như vậy mỗi lần sau khi xay được khoảng một pound đậu nành thì sẽ đầy ngăn đựng, mình sẽ cần ngưng máy để đổ phần bã đậu nành ra thau rồi mới có thể tiếp tục xay thêm đợt khác nữa. Tứ Diễm sờ thử thấy phần bã đậu nành khá khô ráo và cũng khá mịn. Tứ Diễm đã dùng làm các món chay ăn rất ngon
Tứ Diễm xay thử một đợt xong rồi mở máy ra xem phía bên trong. Bã đậu nành sẽ dính vào phần nắp và phần lọc (filter) bên trong máy như hình bên dưới
Nhìn gần hơn phần nắp
Còn đây là phần lọc bã đậu nành (dehydrating bowl)
Cũng còn một ít bã đậu nành lẫn trong phần sữa đậu nành nên Tứ Diễm dùng vải voile để lọc. Sau khi vắt xong, phần bã đậu nành còn sót lại nhỏ gần bằng nắm tay như hình bên dưới. Bã đậu nành lọc từ sữa rất mịn và nhuyễn hơn so với phần bã rơi vào dredge container.
Trong suốt thời gian xay và vắt, máy đầm không rung không lắc và cũng khá êm, không tạo tiếng động lớn. Khuyết điểm là cần tháo máy ra rửa sơ qua sau khi xay mỗi pound đậu nành vì theo feedback máy sẽ bị nghẹt nếu cứ tiếp tục xay liên tục 4, 5 pounds đậu. Nhưng bù lại, máy tháo gỡ nhanh gọn, cọ rửa cũng dễ và mau, nhanh hơn so với khi cọ rửa các loại juicer khác. Tóm lại, sau thử nghiệm lần đầu, Tứ Diễm thấy ưng ý với máy nầy và không thấy uổng tiền mua máy.
Kết Quả Thử Nghiệm
Với sữa đậu nành đã vắt xong, mình có thể làm tầu hũ nước đường dùng đường nho GDL, làm đậu hũ non dùng đường nho GDL hay làm đậu hũ. Tùy theo ý thích. Trong lần thử nghiệm nầy, Tứ Diễm làm cả ba thứ luôn
Tầu Hũ Nước Đường dùng Đường Nho GDL (Tofu Fa / Tau Huay)
Múc khoảng 1 L sữa đậu nành vào tô Pyrex dung tích 2.5 L
Thay vì nấu sữa trên bếp. Tứ Diễm thử dùng microwave nấu cho sữa chín sôi. Sau khi sữa sôi, tiếp tục nấu để sữa chín đúng mức rồi mới mang tô sữa ra khỏi microwave
Chuẩn bị sẵn khuôn đựng. Sau khi sữa đã được nấu sôi khoảng 10 phút, chờ nhiệt độ còn khoảng 180 độ F, trộn thêm với 1/2 tsp đường nho GDL + 1 tsp bột năng + 3 tbsp nước lạnh xong nhanh tay đổ vào khuôn. Đậy nắp kín để giữ nóng
Ủ như vầy để giữ nhiệt độ ấm lâu hơn
Tầu hũ sau khi đã đông lại
Múc ra chén
Ăn kèm với nước đường gừng nóng
Đậu Hũ Non dùng Đường Nho GDL (Silken Tofu)
Tứ Diễm dùng một phần sữa đậu nành để làm đậu hũ non. Số sữa đậu nành còn lại thay vì nấu trên bếp, Tứ Diễm chọn cách dùng nồi Vision nấu sữa trong microwave.
Nồi Vision nầy là made in USA, dung tích 4.5 L, khá lớn đủ để đựng hay nấu số lượng nhiều trong microwave hay oven.
Tứ Diễm đã thử nấu sữa đậu nành trong microwave. Kết quả khá tốt vì Tứ Diễm có thể quan sát mức nóng sôi của sữa trong khi đang nấu để biết chắc sữa đậu nành không nóng sôi trào ra ngoài khỏi nồi. Sau khi sôi, mình sẽ cần nấu liu riu cho đến khi sữa chín. Với cách làm nầy Tứ Diễm không phải đứng khuấy nồi sữa trong suốt thời gian nấu và cũng không phải cọ rửa phần cặn sữa đóng ở đáy nồi.
Với 1 L sữa đậu nành đã nấu chín, Tứ Diễm đợi nhiệt độ giảm xuống còn 180 độ F mới trộn hỗn hợp 1 tsp GDL + 2 tsp bột năng + 2 tbsp nước lạnh. Nhanh tay đổ vào hai khuôn.
Tứ Diễm thử đem một khuôn đậu hũ non ra xem kết quả ra sao
Còn đây là khuôn đậu hũ non thứ hai. Tứ Diễm giữ lại hộp đựng silken tofu mua ở chợ để dùng cho giống với loại ngoài tiệm bán. Nếu hớt bọt kỹ hơn thì miếng đậu nhìn sẽ trơn láng hơn
Sau khi đậu hũ non đã đông lại, gỡ ra khỏi khuôn, cắt ra thành từng miếng
Nhìn gần hơn một chút nha
Đậu hũ non mình tự làm sẽ mịn màng như vầy nè. Có thể cắt miếng nhỏ cầm lên tay cũng không bị bể nát, nếm thử không thấy vị chua. Vậy coi như là cũng đạt được tiêu chuẩn cần thiết rồi, phải không hở?
Silken Tofu with Pork Floss
Với món đậu hũ non mình có thể ăn kèm với ruốc chà bông, hành lá và nước tương làm thành món Silken Tofu with Pork Floss như vầy. Có thể xem thêm chi tiết và hình ảnh trong bài viết Silken Tofu with Pork Floss
Pipichan
Cũng với đậu hũ non lăn bột xong chiên vàng giòn bên ngoài, mình sẽ có món Pipichan như hình bên dưới do sis Ngọc Mỹ làm và chia sẻ. Cám ơn sis Ngọc Mỹ nhiều nha
Đậu Hũ dùng SoyQuick Tofu Coagulator
Sau đó, Tứ Diễm dùng phần sữa đậu nành để làm đậu hũ. Vẫn dùng gói SoyQuick Tofu Coagulator làm chất xúc tác để sữa đông đặc, xong múc vào khuôn, chờ ráo nước sẽ có một miếng đậu hũ thơm béo ngon hơn so với đậu mua ở chợ. Làm với số lượng ít nên Tứ Diễm dùng khuôn nầy, lót bằng coffee filter
Sau khi gỡ ra, miếng đậu sẽ như hình bên dưới. Nếu chịu khó kéo cho miếng coffee filter bằng phẳng hơn thì mặt miếng đậu sẽ láng mịn hơn
Cắt ra xem phía bên trong, đậu hũ mịn, chắc và có độ dẻo dai. Thêm vào nữa, đậu hũ tự làm theo cách nầy có vị thơm béo hơn so với loại đậu mua ở chợ
Cắt thành những miếng vừa ăn, xong đem áp chảo đã quét sơ một lớp dầu thật mỏng
Chờ vàng, trở lần lượt từng mặt để đậu vàng đều khắp các mặt. Với cách làm nầy, phía ngoài miếng đậu vàng nhưng bên trong vẫn láng mướt mà lại rất ít dầu
Muốn đậu đậm đà hơn, đem om nhỏ lửa với tương và ít ớt đã nêm vừa ăn. Món nầy đơn giản, ít dầu mà lại ăn rất ngon
Nói chung với cách làm dùng máy Golden Pineapple Food Grinder and Juicer rút ngắn được thời gian khá nhiều, mà miếng đậu hũ lại thơm béo và săn chắc vì mình có thể nấu sữa đậu nành thật đậm đặc như ý muốn
Xay Gạo Jasmine
Tứ Diễm tò mò muốn biết máy xay gạo ra sao nên đem 1 cup gạt ngang gạo Jasmine đã vo sạch, ngâm nước qua đêm rồi xay với máy Golden Pineapple Food Grinder and Juicer chung với 1 cup nước lạnh. Phần nước bột gạo xay xong Tứ Diễm cất trong tủ lạnh hơn một ngày. Phần bột gạo lắng xuống đáy, phần nước trong ở trên mặt. Tứ Diễm múc phần nước trong được 1/2 cup, đem đổ bỏ. Phần bột gạo còn lại đong được hơn 3/4 cup. Mang bột ra xem, kết quả thấy mịn lắm, sờ tay vào không thấy lợn cợn một chút xíu nào, cũng như mình dùng bột gạo quậy với nước rồi để lắng xuống vậy đó.
Coi như 1 cup gạo xay với 1 cup nước. Để trong tủ lạnh hơn 1 ngày, múc ra 1/2 cup nước trong, còn hơn 3/4 cup bột gạo đã ngâm cho nở. Có thể dùng bột gạo tự xay nầy để làm nhiều loại bánh hay dùng làm bún, làm bánh canh
Cách Gắn Các Bộ Phận Để Xay Gạo và Ngũ Cốc
Hình Rice Mill Pad và hai trang trong quyển manual là do sis Ngọc Mỹ gửi cho Tứ Diễm. Cám ơn sis Ngọc Mỹ nhiều nhiều nghen. Có thể click vào các hình để xem rõ hơn
Khi xay gạo hay các loại ngũ cốc (không phải là đậu nành), chúng ta sẽ dùng miếng nhựa mầu trắng đục với tên gọc Rice Mill Pad như hình bên dưới thay vì dùng Dehydrator Bowl (mầu cam). Trong hình bên dưới, sis Ngọc Mỹ đặt miếng nhựa trắng đục Rice Mill Pad lên trên đáy của Dehydrator Bowl là để cho thấy hai phụ tùng nầy có diện tích đáy giống hệt nhau, chỉ khác phần cấu trúc ở trên.
Khi xay đậu nành, dùng Dehydrator Bowl có thêm phần lưới lọc (filter) là để tách riêng phần bã đậu nành (okara) ra khỏi sữa đậu nành (soy milk). Còn khi xay gạo và các loại ngũ cốc, chỉ cần dùng Rice Mill Pad để hai miếng kim loại (Miller) tiếp xúc nhau giúp xay nhuyễn nát gạo hay ngũ cốc. Các hạt tinh bột gạo hay ngũ cốc sẽ hòa tan với nước và chẩy ra ngoài. Do đó Rice Mill Pad không cần phần lưới lọc (filter).
Thường khi mua máy, họ sẽ kèm theo quyển manual chỉ dẫn cách dùng bằng tiếng Anh. Trong video clip #2 ở trên cũng có chỉ dẫn các bước cần làm, nhưng tiếc là nói tiếng Hoa nên khó hiểu với người không biết tiếng Hoa. Tứ Diễm xin mạn phép tóm lược sơ qua cách gắn các loại phụ tùng để vị nào chưa dùng qua sẽ dễ hình dung hơn.
- Đặt máy (Motor Housing #1) lên mặt bàn bằng phẳng. Đây là bộ phận chính có động cơ giúp xoay trục máy và công tắc (switch) để tắt / mở máy
- Gắn cối hứng bột (Bottom Stand #2) vào máy. Nên lưu ý là đặt ba chân của cối hứng bột khớp với ba lỗ hũng ở mặt máy (Motor Housing #1). Đây là bộ phận giúp hứng phần hỗn hợp bột gạo hay các loại ngũ cốc đã được xay nhuyễn; sau đó tuôn chẩy qua phần vòi vào thau hứng bên ngoài
- Gắn miếng nhựa trong suốt (Plastic Flake #3) vào trục máy. Đây là bộ phận giúp ngăn ngừa để nước hay hỗn hợp chắt lỏng trong cối (Bottom Stand #2) không bị rỉ ra ở phần đáy cối
- Gắn miếng nhựa mầu trắng đục (Rice Mill Pad #4) vào trục máy. Đây là bộ phận giúp hai mặt của đá mài bằng kim loại (Miller) tiếp xúc nhau để xay nhuyễn nát gạo hay các loại ngũ cốc
- Đặt miếng đá mài bằng kim loại (Miller #5) lên trên Rice Mill Pad. Nhớ để mặt nhám hướng lên trên. Đây là bộ phận giúp xay nhuyễn nát gạo hay các loại ngũ cốc rồi hòa tan với nước
- Gắn ốc nhựa (Nut #6) vào trục và xoay vừa đủ để các bộ phận sát với nhau, nhưng nhớ đừng vặn quá chặt kẻo làm nứt các bộ phận bằng nhựa
- Đậy nắp máy. Nhớ đặt cho đúng vị trí như trong hình chỉ dẫn. Miếng đá mài kim loại ở nắp sẽ tiếp xúc với miếng đá mài kim loại vừa gắn vào trục (ở bước thứ 5)
- Dùng hai tay kéo phần quai (Handle) lên cho vừa khớp với khe hở trên mặt nắp. Nếu các bộ phận gắn đúng thì quai sẽ vừa khít với nắp
- Đặt phễu (Funnel) lên trên nắp. Nhớ đẩy miếng nhựa gắn ở cuống phễu (Flush Board) che khít miệng phễu để gạo hay các loại ngũ cốc cùng với nước giữ yên trong phễu
- Đổ gạo hay các loại ngũ cốc vào phễu. Đậy phễu với đĩa đựng nước (Drip Dish)
Như vậy là đã gắn xong các bộ phận cần thiết, sẵn sàng để xay gạo hay các loại ngũ cốc..
Nếu xem trong quyển User Guide Manual sẽ thấy cách chỉ dẫn gắn các loại phụ tùng như các hình bên dưới. Có thể click vào hình để xem rõ hơn. Cũng có thể xem video clip #2 để dễ hiểu hơn.
Nói chung, tuy đã có nhiều loại máy ở nhà, Tứ Diễm vẫn cảm thấy thích dùng máy Golden Pineapple Food Grinder and Juicer nầy.
Ngoài ra, phần bã đậu nành còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn bổ dưỡng khác. Chẳng hạn như các món:
- Bã Đậu Nành - Các Món Ăn và Ích Lợi
- Bã Đậu Nành Chiên Giòn
- Bánh Cay Đậu Nành
- Bánh Cay Thập Cẩm
- Bánh Đậu Nành (Okara Cookies)
- Chả Bắp Chay
- Chả Chiên Chay
- Chả Tôm Chay
- Chicken Nuggest Chay
- Mắm Chưng Chay
- Nuggest Chay
- Okara Potato Cake
- Ruốc Đậu Nành
- Ruốc Sả Đậu Nành
- Tầu Hũ Ky Chiên GIòn
- Tofu Okara Nuggets
- Tôm Chiên Chay
- Trứng Bã Đậu Nành
---oOo---
Nếu thích tìm hiểu thêm về việc làm đậu hũ / tầu hũ, mời đọc các bài viết
- Tự Làm Đậu Hũ Ở Nhà
- Đậu Hũ (Homemade Tofu)
- Làm Đậu Hũ Dùng Máy Food Grinder
- Khuôn Đậu Hũ
- Khuôn Meat Loaf
- Soy Milk Maker - Máy Làm Sữa Đậu Nành.
- Đậu Hũ - Công Dụng của Đậu Hũ
- Đậu Hũ Chiên
- Đậu Hũ Chiên Giòn
- Đậu Hũ Đường Nho GDL
- Đậu Hũ Nhồi
- Đậu Hũ Non
- Đậu Hũ Non GDL
- Đậu Hũ Sả Ớt
- Đậu Kho Măng Xào
- Tầu Hũ Nước Đường
- Tầu Hũ dùng Đường Nho
- Tầu Hũ Nước Đường GDL - Cách Làm của sis Ngự Bình
- Tofu Coagulant
- Đường Nho GDL (Glucono Delta Lactone)
- Food Grinder and Juicer
- Tofu @ Wikipedia
- Silken Tofu with Pork Floss
Hi auntie TuDiem. I want to buy the Sunpentown CL010 juicer and grinder for my mom. Where did you buy yours? Because I live in Canada and I can't find it in stores. Please and thank you. Have a good day!
ReplyDeleteHello Bob,
ReplyDeleteI bought mine from my friend. However, I think you can buy it from Amazon (Canada site - click here or USA site - click here) or Sears (click here) or click this link for other deals or eBay, etc.
Thank you auntie TuDiem, for helping me. Have a nice day!
ReplyDeleteCô Diễm ơi, tôi cũng có 1 máy xay đậu y như trên mạng, nhưng không biết cách lắp ráp để xay gạo và các loại ngũ cốc, chỉ biết xay đậu nành và nước ép trái cây như cà rốt, nhờ cô tìm hiểu giùm và hướng dẫn cách lắp ráp để xay ngũ cốc. Tôi rất thích xem trang web của cô vì cô viết hay và chỉ dẫn tường tận, chỉ xem cho vui tuổi già chứ không nấu nướng nhiều vì chỉ ở có 1 mình. Thương cô lám. Tên tôi là Hương.
ReplyDeleteỒ, tôi click lộn chỗ rồi, không biết comments có bị mất không, thôi để tôi viết lại nha. Đó là tôi có 1 máy xay sữa đậu nành y hệt như trong hình, tôi chỉ biết xay đậu nành, khi xay trái cây/cà rốt thì phải thay miếng plate khác, còn xay gạo hoặc ngũ cốc thì không ráp cách trong khi có dư 2 miếng nhựa không biết dùng cho cái gì. Mong cô tìm hiểu giùm rồi hướng dẫn lại cho tôi cách xử dụng để xay gạo...Cám ơn nhiều. Tôi rất thích trang web của cô, rất hay và cách chỉ dẫn rất tường tận. Thương cô nhiều.
ReplyDeleteCô Hương mến,
ReplyDeleteMấy hôm vừa rồi Tứ Diễm bận rộn nhiều việc nên chậm hồi âm, mong là Cô thông cảm và không trách
Dạ, cám ơn Cô đã ghé thăm và yêu mến góc nhỏ nầy cũng như những lời khen của Cô. Nếu Cô thấy có điểm nào cần sửa đổi, nhờ Cô chỉ để Tứ Diễm sửa lại cho hoàn chỉnh hơn nha
Về máy food grinder, khi dùng xay gạo và các loại ngũ cốc khác (ngoài đậu nành), mình sẽ dùng miếng nhựa mầu trắng đục (trong manual gọi là Rice Mill Pad) được đánh số 4 trong hình hướng dẫn Tứ Diễm vừa mang vào ở cuối bài viết.
Cách gắn cũng giống như khi mình xay đậu nành, nhưng thay vì dùng Dehydrator Bowl (mầu cam) thì dùng Rice Mill Pad (bằng nhựa mầu trắng đục). Cô xem hình hướng dẫn ở trên nha. Trong video clip #2, họ cũng có hướng dẫn cách gắn miếng nhựa Rice Mill Pad để xay gạo và các loại ngũ cốc khác
Nếu còn thắc mắc, Cô cứ cho biết nha, mong là Tứ Diễm sẽ tìm được câu trả lời hợp ý Cô
Tu diem oi em o trong Canada ha?
ReplyDeleteChị Thu Minh ơi,
ReplyDeleteDạ, Tứ Diễm cũng là dân xứ "tủ lạnh" giống sis :)
chi TD ơi, hổm rày không để ý, giờ nhìn lại cái máy của chị thì nhận ra em cũng đã mua cho mẹ món cái y chang nhưng em nghĩ mẹ em chua xài tới tại chả bao giờ mẹ nhắc tới. Nay xem kỹ lại bài và lời chỉ dẩn của chị, em muốn sắm một cái cho bản thân. Cám ơn chị nhiều :-)
ReplyDeleteSis Bumble Bee mến,
ReplyDeleteNếu mẹ của sis có máy, sis mượn về dùng thử trước, nếu thích thì mua máy mới tặng lại mẹ sis :) Nếu hồi đó TD mua máy nầy rồi thì sẽ không mua máy soy milk maker. Dùng máy nầy xay đậu vắt sữa để làm đậu hũ hay tầu hũ ngon hơn là dùng soy milk maker. Máy soy milk maker chỉ tiện nếu mình thích uống sữa đậu nành
Chao Diem ! lan dau lam quen ,cam on Diem Post may xay dau nay len .Chi khong biet co the mua may nay o My duoc khong ? nam ngoai chi co nho nguoi ban o Cali mua nhung ho khong tim thay .Chi dang o thuy si ,o day khong co ban loai may nay.Chi cam on TD !
ReplyDeleteDạ, chào chị
ReplyDeleteNếu chị google sẽ thấy một số web site (trong đó có Walmart) có bán loại máy nầy hiệu Sunpentown. Nhưng họ thường chỉ gửi trong nước Mỹ. Nếu chị có ai quen ở Mỹ mua dùm rồi gửi sang Thụy Sĩ nhưng chỉ e là tiền cước phí không rẻ.
Chị thử tìm các web site bên Thụy Sĩ xem họ có bán hay không. Ngoài việc dùng máy nầy, chị vẫn có thể dùng máy xay sinh tố để xay rồi vắt sữa bằng tay
Hi sis Tứ Diễm,
ReplyDeleteLee đọc bên đây thấy sis có để nấu sữa trong microwave 10p. Sis có thể chỉ rõ dùm Lee vụ này được k? Như thế nào mình mới biết là sữa đã chín vậy sis? Sis chọn 10p quay luôn hay sao? Mà mình thấy lò của sis kc cái mâm quay đúng k sis? Sis giúp mình nhe. Cảm ơn sis lắm.
Sáng nay làm tofu mình có xài lò vi sóng mà quay 6p thôi, vì mình nghĩ làm tàu hủ nên k sợ sống hay chín. Mà xệ hay uống sữa đậu nành hàng tuần nên mình muốn hỏi làm sao biết sữa chín để sau này sử dụng lò vi sóng luôn cho tiện. Sis nói đúng đó đứng canh lò quậy nhiệt tình mà còn bị khét nữa. Híc híc
Chúc sis luôn vui nhe.
Sis Lee ơi,
ReplyDeleteNếu ox sis thích uống sữa đậu nành, sis dùng soy milk maker thì khỏi lo việc nấu sữa :) Giao cho máy xay và nấu chín, sau đó sis chỉ cần vắt là xong. Tuy nhiên sữa đậu nành không thể thật đậm đặc tùy ý mình vì nếu cho quá nhiều đậu hơn mức tối đa má máy xay và nấu được thì 1 phần đậu sẽ còn nguyên hạt và phần heat element dễ bị khét khiến sữa mất ngon
Tự xay và vắt xong nấu mất công hơn nhưng có thể nấu sữa đặc và béo uống ngon hơn :) Tuy nhiên sis cần lưu ý là cần phải nấu sữa đậu nành cho chín. Cho dù là làm sữa để uống hay là làm đậu hũ thì đều cần nấu sôi lên xong tiếp tục nấu lửa liu riu thêm một lát để các độc tố bay hơi thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn
Khi dùng microwave nấu, sis cần nấu cho sữa sôi lên. Mang ra cho bốc hơi, chờ một lát lại tiếp tục nấu cho sôi. Làm vài lần để yên tâm các độc tố đã bốc hơi hết thì yên tâm hơn. Thời gian nấu tùy theo số lượng sữa, dụng cụ đựng và công suất (hose power) của lò microwave đó sis. Không thể chỉ tính theo thời gian bằng phút. Cách an toàn nhất là nên dùng thermometer đo nhiệt độ
Đúng là lò microwave nhà Tứ Diễm không có đĩa quay nên khi nấu các món Tứ Diễm thường chia thời gian làm nhiều lần để có thể mở lò xoay đĩa thức ăn xong mới nấu tiếp. Như vậy các món mới chín đều. Tuy hơi bất tiện nhưng lò microwave nầy nhờ có dung tích lớn nên Tứ Diễm có thể nấu số lượng nhiều hay các món lớn khá dễ dàng
Hi chị! Đọc muốn thuộc các bài về làm đậu hũ của chị rồi hôm này mới dám hỏi chị nè. Trước tiên là cám ơn chị nhiều lắm vì nhờ chị mà em mới biết cái máy này và mua để làm đậu hũ theo chị chỉ, thích lắm luôn. Chị có thể cho em hỏi là mỗi khi em xay đậu nành, thường là chỉ 2 cups dry soybean, Ngâm qua đêm cho nở, mà mỗi lần xay máy cứ bị đứng hoài à, ko biết tại sao, chị chỉ giúp em với. Thanks chị.
ReplyDeleteSis Ốc ơi,
ReplyDeleteLoại máy nầy rất tiện lợi khi nào mình muốn làm số lượng nhiều. Ngoài ra mình còn có thể vắt sữa thật đậm đặc tùy ý mình.
Theo sis nói máy hay bị đứng có lẽ là do lượng nước không đủ để đẩy đậu rơi vào cối cũng như không đủ để giúp đậu dễ bị nghiền nát trong cối. Tuy nhiên nếu thêm nhiều nước thì sữa lại loãng, kém ngon.
Do đó Tứ Diễm nghĩ ra mẹo nầy nè. Đó là hứng sữa vừa vắt xong đổ trở lại vào phễu đựng nước. Cứ tiếp tục làm như vậy hoài cho đến khi toàn bộ đậu nành đã được xay và vắt xong mà sữa vẫn đậm đặc vì không dùng thêm nước ngoài số lượng nước đã dự tính. Sis làm thử và cho biết kết quả nha
cam on co tu diem
ReplyDeletetoi gia roi khong biet nau nuong nhieu
vao day xem de giai khuay
thay co that la hay, gioi va chiu kho. cam on nhieu, Ba THUY, USA
Dạ, chào cô Thủy,
ReplyDeleteCám ơn Cô đã khen nha. Mời Cô thường xuyên ghé trang blog và nếu thấy có điểm nào còn sai sót cần sửa, nhờ Cô chỉ dùm cho Tứ Diễm được học hỏi thêm.
Mấy tháng nay mình cứ ra , vào nơi này coi cách làm Đậu nành cũa TuDiễm....Và nhờ sự chỉ dẩn của TuDiem mình lên mạng tìm và vào 1 trang web bán đồ củ, mình mua được 1 máy Golden Pineapple chỉ với giá 25$CA còn mới đến 95% và củng tại web này mình mua được 1 máy stiring mới nguyên 30$ CA....Máy stiring này xài bằng điện sạc 4 giờ xài được 1 giờ 30 phút...Mình củng đặt mua đường nho ở chổ TuDiem chỉ , nhưng chưa tới.....Khi nào thành công mình sẻ post hình cho TuDiem thấy toan bộ nhe ....
ReplyDeleteChúc mừng sis mua được cả hai loại máy đó với giá rất rẻ nha. Nếu sis làm đậu hũ / tàu hũ thường xuyên, dùng máy Golden Pineapple sẽ tiện lợi lắm vì xay và vắt sữa rất nhanh. Phần bã đậu nành sis có thể làm nhiều món ăn ngon
ReplyDeleteSis có máy stiring nấu sữa chắc sẽ tiện lợi lắm. Chúc sis làm thành công nha
À, về đường nho, sis nhớ lưu ý số lượng khi dùng nghen vì dùng nhiều sẽ có vị hơi chua :)