Xuất xứ
Trong bộ sách "Sắc
tu thanh qui pháp khí", về chương mộc
ngư có chép rằng:
Tương tuyền loài cá luôn luôn thức không bao giờ ngủ và rất hoạt động. Vì vậy, khi tạo loại pháp khí về mõ, thời chạm trổ kiểu cách của mõ theo hình con cá có ý nghĩa là: bởi vì tiếng mõ có thể đánh thức được hồn tỉnh làm cho mọi người tỉnh cơn mê muội... !
Tương tuyền loài cá luôn luôn thức không bao giờ ngủ và rất hoạt động. Vì vậy, khi tạo loại pháp khí về mõ, thời chạm trổ kiểu cách của mõ theo hình con cá có ý nghĩa là: bởi vì tiếng mõ có thể đánh thức được hồn tỉnh làm cho mọi người tỉnh cơn mê muội... !
Trong
sách chính ngôn đời nhà Ðường cũng có
chép rằng:
Có một người bạch y đến hỏi một vị trưởng lão ở Thiên-trúc rằng: Vì sao ở các Tăng xá đều có treo mõ ?
Vị trưởng lão trả lời: Vì để cảnh tỉnh chúng Tăng ở các Tăng xá, Tự viện ấy.
Người bạch y lại hỏi tiếp: Nhưng tại sao lại tạc hình con cá ?
Vị trưởng lão nọ không trả lời được, người bạch y lại liền đến hỏi Ngài Ngộ-Biện, Ngài nầy giải thích rằng: Cá là loài không khi nào nhắm mắt và thích hoạt động, cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng được đạo quả, nên treo và đánh mõ và tạc hình cá cũng là có ý như vậy.
Có một người bạch y đến hỏi một vị trưởng lão ở Thiên-trúc rằng: Vì sao ở các Tăng xá đều có treo mõ ?
Vị trưởng lão trả lời: Vì để cảnh tỉnh chúng Tăng ở các Tăng xá, Tự viện ấy.
Người bạch y lại hỏi tiếp: Nhưng tại sao lại tạc hình con cá ?
Vị trưởng lão nọ không trả lời được, người bạch y lại liền đến hỏi Ngài Ngộ-Biện, Ngài nầy giải thích rằng: Cá là loài không khi nào nhắm mắt và thích hoạt động, cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng được đạo quả, nên treo và đánh mõ và tạc hình cá cũng là có ý như vậy.
Ý nghĩa và
cách sử dụng
Mõ có hai loại là:
mõ chạm trổ theo hình bầu dục có tạc
đầu cá và mõ hình điếu chạm nguyên hình
con cá nằm dài. Loại mõ hình bầu dục nói trên dùng để đánh trong khi
tụng niệm, còn loại mõ hình điếu thì thường treo ở nhà trù và để
đánh báo tin giờ thọ trai.
Ðánh mõ có hai ý:
- Một là để cho khi tụng niệm cho được nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn và như thế vừa giữ được vẻ trang nghiêm và nhất là làm cho người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, để chuyên chú vào lời kinh tiếng pháp.
- Hai là để cảnh tỉnh tâm trí người tụng niệm khỏi bị hôn trầm, và cũng chính vì ý nầy mà quai mõ, thân mõ thường chạm trổ hình loại cá, là một loài không bao giờ ngủ luôn luôn tỉnh táo vậy.
Bởi vậy người đánh
mõ gọi tên là "Duyệt chúng". Tên này có nghĩa là làm đẹp lòng chúng
trong khi tụng niệm, nên đánh mõ tụng niệm không phải là chuyện dễ,
nếu đánh không có qui củ phép tắc và lộn xộn, thời không hướng người
tụng vào một con đường duy nhất, và khó nhứt tâm chánh niệm, rốt
cuộc buổi lễ tụng ấy không gặt hái thành quả là bao. Chính ngay vị
Duy-na, bởi vì vị nầy nắm giữ mực thước, điều hành buổi lễ nên lại
càng phải chú ý nhiều hơn nữa.
Ðánh mõ ở nhà chúng
đồng thời cũng còn có ý là để báo tin giờ thọ trai, tụ tập v.v...
Trong các Tòng lâm, Tự viện như cách dùng bảng, khánh v.v... vậy.
(sưu tầm - source: http://batnha.150m.com/chuong%20mo.htm)
Mời đọc thêm chi tiết trong các bài viết:
Mời đọc thêm chi tiết trong các bài viết:
- Ý nghĩa một số pháp khí Phật giáo
- Ý nghìa về Chuông trong đạo Phật
- Lịch Sử và Ý Nghĩa Chuông Trống Bát Nhã
- Ý Nghĩa Tràng Hạt
0 comments:
Post a Comment