Wednesday 15 July 2015

DIY - Homemade Bird Feeder Again

Updated: Jul 19, 2015

Tuy vẫn biết "chim trời cá nước" vốn là loại "trời sinh trời dưỡng", nhưng nếu chúng ta có thể cung cấp thêm nguồn thực phẩm sẽ giúp cho các loài chim bớt phần cực nhọc trong việc mưu sinh thường ngày.   Ở ngoài tiệm có bán nhiều kiểu Bird Feeder nhưng nếu tự làm cũng khá thú vị, phải không hở?

Bên dưới là kiểu Homemade Bird Feeder #6 do Tứ Diễm tự chế biến theo ngẫu hứng.


Sau khi treo lên vài ngày, Tứ Diễm thêm thắt sửa đổi lại một chút như hình bên dưới.    Phía trên thêm một mái đặt khuất dưới các nhánh dây leo để che mưa nắng cho chim vừa để ngăn ngừa không cho đám sóc leo theo dây treo bò xuống ăn ké thức ăn của bầy chim.   Phía dưới Tứ Diễm thêm những cành cây làm giá đậu cho chim, vừa giúp trang trí nhìn cho đẹp mắt hơn, lại vừa giúp làm tăng thêm trọng lượng phần đáy để Bird Feeder #6 ít bị rung lắc khi chim đậu hay khi gió thổi.


Nếu có hứng thú, mời cùng xem tiếp theo nha.

Trước đây trong bài DIY - Homemade Bird Feeders, Tứ Diễm đã nhắc đến năm loại Homemade Bird Feeder do Tứ Diễm tự chế biến từ các thứ phế liệu tìm được trong nhà.  Có thể xem thêm chi tiết và hình ảnh trong bài DIY - Homemade Bird Feeders

Sau khi đã đem treo năm loại Homemade Bird Feeder trong vườn và quan sát, Tứ Diễm nhận ra mỗi loại Bird Feeder đó đều có một số khuyết điểm cần được bổ túc.

Homemade Bird Feeder #1

Đây là kiểu đầu tiên



Ưu điểm: trọng tâm nặng ở đáy nên rất đằm, không bị lắc lư khi gió thổi mạnh hay khi chim đậu ăn thực phẩm

Khuyết điểm: máng hứng bị đọng nước khi mưa lớn.   Miệng chai nhỏ nên mỗi khi cho thêm thức ăn phải dùng phễu (quặng) để đổ thực phẩm mới vào chai

Cần sửa: có thể khoan lỗ trong lòng máng hứng thực phẩm để nước mưa không bị đọng lại
 


Homemade Bird Feeder #2

Đây là kiểu thứ hai


Ưu điểm: không bị rơi vãi thực phẩm khi chim ăn

Khuyết điểm: dễ bị xoay khi gió thổi mạnh hay khi loại chim hơi lớn đậu lên một bên.  Ngoài ra vì treo khá gần các nhánh táo nên dễ bị đám sóc "phi thân" qua ăn ké

Cách sửa: cần đặt thêm vật nặng ở phần chính giữa đáy để không bị rung lắc vì gió hay vì chim đậu.   Cần treo cách xa các nhánh cây hơn



Homemade Bird Feeder #3

Đây là kiểu thứ ba



Ưu điểm: rất giản dị, không cần phải chế biến gì

Khuyết điểm: lối vào (miệng bình) hơi bị khuất nên chim hơi khó tìm thấy.   Thêm vào nữa, với các loài chim lớn sẽ không thể chui lọt vào miệng bình

Cách sửa: khoét thêm lỗ hổng ở đáy bình và làm máng hứng để chim có thể ăn thực phẩm dễ dàng hơn



Homemade Bird Feeder #4

Đây là kiểu thứ tư


Ưu điểm: dễ làm

Khuyết điểm: nhẹ rất dễ bị lắc lư theo gió.   Muỗng và máng hứng nhỏ, thực phẩm dễ bị rơi vãi khi chim mổ ăn thực phẩm

Cách sửa: vì đã có nhiều loại Bird Feeder rồi nên Tứ Diễm không nghĩ đến việc sửa lại mà đem bỏ Bird Feeder #4 nầy vì không còn cần thiết nữa



Homemade Bird Feeder #5

Đây là kiểu thứ năm


Ưu và khuyết điểm giống kiểu Bird Feeder #3

Rút kinh nghiệm từ năm loại Bird Feeder kể trên, Tứ Diễm chế thêm một kiểu Bird Feeder #6 với yêu cầu là dễ làm, dễ cho thực phẩm mới vào hộp đựng, thuận tiện cho mọi loài chim đều có thể ghé ăn nhưng không lo bị đám sóc phá phách, thực phẩm không bị rơi rớt xuống cỏ, Bird Feeder không bị rung lắc khi gió thổi hay chim đậu



Tứ Diễm's Homemade Bird Feeder #6

Vật liệu chính chỉ gồm hộp nhựa cùng với nắp, và thêm một ống giấy cứng (Tứ Diễm dùng ống cuốn trong ruột hộp đựng giấy nhôm Aluminum Foil)  cắt cho vừa với chiều cao của hộp nhựa.


Cho ống giấy cứng vào trong hộp nhựa.  Khi đậy nắp, ống giấy cứng sẽ nằm ở giữa hộp nhựa như trong hình.  Tứ Diễm khoan lỗ ở chính giữa nắp và đáy hộp nhựa, rồi luồn dây xuyên từ nắp qua phần ống giấy cứng xuống đáy hộp.   Vậy là đã tạm xong phần chính yếu.  Hộp nhựa sẽ là chỗ để đựng thực phẩm cho chim ăn.   Ống giấy cứng sẽ giúp giữ thăng bằng cho hộp nhựa khi treo lên.


Thêm phần máng hứng thức ăn và phần giá để chim đậu nữa, xem như là đã tạm xong các phần chính yếu rồi đó.  Máng hứng thức ăn chỉ là phần trên gần miệng bình loại chai nước suối loại 4 L.  Khay nhựa trong (clear plastic) là nắp một khay đựng trái cây đặt lên vòng sắt mầu xanh lá cây.   Tất cả đều thuộc loại phế liệu, giờ đem tận dụng theo phương châm "reduce, re-use, recycle".   Phía dưới là phần giá để chim đậu làm bằng sắt bọc nhựa mầu xanh lá cây, Tứ Diễm dùng phần vòng tròn của cái Plant Support nên khá chắc chắn và có trọng lượng nặng vừa đủ để giữ thăng bằng cho Bird Feeder.


Ở đáy hộp nhựa, Tứ Diễm khoét bốn lỗ thủng ở bốn hướng để thực phẩm sẽ theo các lỗ thủng đó rơi xuống máng tròn hứng ở bên dưới đáy hộp nhựa.  Tứ Diễm đục thêm những lỗ thủng ở đáy máng tròn để nước mưa không bị đọng trong máng.


Phía dưới là một khung sắt bọc nhựa hình tròn để đỡ một khay nhựa rộng vừa làm giá để chim có thể thoải mái đậu khi mổ thực phẩm trong máng, vừa có thể hứng toàn bộ các hạt thức ăn do chim làm rơi vãi khi mổ thức ăn trong máng.  Như vậy bảo đảm là không có một hạt thức ăn nào bị rơi xuống cỏ, không bị uổng phí.  Ngoài ra, khung sắt có trọng lượng vừa đủ để giữ thăng bằng cho Bird Feeder không bị rung lắc khi gió thổi hay khi chim đậu lên để ăn.


Với kiểu Bird Feeder mới nhất nầy, cách làm rất đơn giản, dễ làm mà lại rất tiện lợi.  Nếu lưu ý sẽ thấy Tứ Diễm che kín đầu ống giấy ở chính giữa hộp để khi cho thực phẩm thì không bị rơi vào trong lòng ống.  Mỗi khi cần thêm thực phẩm, chỉ cần mở nắp hộp nhựa cho thức ăn vào đầy hộp rồi đậy nắp lại là xong. 



Trang điểm thêm một chút để nhìn cho đẹp mắt hơn rồi treo lên giàn sắt cao. 


Rút kinh nghiệm từ các kiểu Bird Feeder do Tứ Diễm đã làm trước đây, trong lần nầy, ngoài phần máng hứng thức ăn, Tứ Diễm làm thêm phần giá để chim đậu rộng và vững chắc như trong hình bên dưới.   Như vậy cho dù chim đậu ở bất cứ góc nào cũng có thể thoải mái ăn thực phẩm trong máng.   Và cho dù gió thổi mạnh cỡ nào, Bird Feeder cũng không bị lắc lư nhiều.   Ngoài ra, lớp khay nhựa rộng lại có thành hơi cao nên có thể hứng tất cả những hạt thực phẩm do chim làm rơi rớt trong khi ăn, không có hạt nào bị rơi xuống cỏ.  Tứ Diễm cũng khoan nhiều lỗ thủng vòng quanh lòng khay nhựa để nước mưa không bị đọng trong khay.


Tứ Diễm đem treo Bird Feeder mới làm nầy trên một giàn sắt đặt ở cuối vườn như trong hình bên dưới.  Với cách treo như vậy tránh được sự phá phách của đám sóc trong vườn.   Không ngờ Bird Feeder mới làm nầy lại rất đắt hàng.   Ngay khi vừa treo lên là đã được rất nhiều loại chim ghé đến ăn mỗi ngày. 


Sau khi đã treo lên vài ngày, Tứ Diễm thêm ít nhánh cây để chim có thể đậu lên khi ghé ăn thực phẩm.   Ngoài ra những nhánh cành cây nầy còn giúp trang trí để Bird Feeder nhìn có vẻ tự nhiên hơn; đồng thời cũng làm tăng thêm trọng lượng ở phần đáy giúp Bird Feeder #6 nầy được đằm hơn, ít bị rung lắc khi chim đậu hay khi gió thổi.



Ngoài việc thêm những nhánh cành cây làm giá để chim đậu khi ghé ăn thực phẩm trong máng, Tứ Diễm còn làm thêm phần mái che treo lơ lửng phía trên vừa giúp che mưa nắng vừa ngăn ngừa đám sóc không thể bám theo dây treo mà bò xuống phá phách thực phẩm trong Bird Feeder #6.  Để nhìn tự nhiên hơn, Tứ Diễm dùng những nhánh dây leo để "ngụy trang" phần mái che (mầu trắng) như trong hình bên dưới


Góc nầy ở cuối vườn khá yên tĩnh, lại được các bụi cây mọc sát hàng rào che khuất nên cho dù người nào có ý đi sát phía bên ngoài hàng rào cũng không nhìn thấy rõ phía trong vườn.  Bird Feeder nầy lại rộng rãi, thoáng mát nên mọi loại chim từ lớn đến nhỏ đều có thể ghé ăn bất cứ khi nào.  Có lẽ vì thế nên Bird Feeder #6 nầy thu hút được họ hàng nhà chim nhiều nhất.  

Còn đây là một góc "Bird Town" ở giữa vườn



Trong hình ở trên có thể thấy Bird Feeder #1 và Bird Feeder #3 cùng vài căn Bird House. 

Sau khi treo lên và quan sát, cho đến hiện tại, trong số sáu loại Bird Feeder Tứ Diễm đã làm và treo trong vườn, loại Bird Feeder #6  vẫn được các loại chim tận tình chiếu cố nhiều nhất



Nếu có hứng thú với việc tận dụng phế liệu, mời xem thêm nhiều ứng dụng khác trong các  bài viết

Nếu quý vị nào thích lắng nghe những âm điệu của thiên nhiên, mời ghé bài viết Relaxing Music with Birds Song

0 comments:

Post a Comment

 
;