Chẳng hiểu có ai cảm thấy thắc mắc khi trong thơ văn thỉnh thoảng vẫn hay nhắc đến các từ Quỳnh Hoa, Quỳnh Bôi, Quỳnh Tương? Có người giải thích Quỳnh có nghĩa là ngọc đẹp. Quỳnh Ngọc là một loại ngọc vừa đẹp vừa quý. Quỳnh Bôi là chén rượu được tạc bằng loại ngọc quý. Quỳnh Tương là rượu đựng trong chén Quỳnh Bôi. Nhưng đó chỉ là chuyện trong thơ văn, vậy còn trong thực tế, liệu có tồn tại một loại rượu Quỳnh Tương hay Quỳnh Hương hay chăng?
Nếu muốn tìm lời giải đáp, xin mời cùng đọc tiếp theo nha...
Bên dưới là một bài viết Tứ Diễm nhận được qua email. Xin mạn phép tác giả để được đăng lại nguyên văn để chia sẻ thêm một cách thưởng hoa của người yêu hoa.
Rượu Quỳnh Hương
Rượu là thức uống có tự lâu đời, đặc
biệt rượu là thứ không thể thiếu với giới tao nhân mặc khách “bầu rượu
túi thơ”. Lý bạch không chỉ là “Thơ tiên” mà còn là “tửu tiên”. Cao Bá
Quát, Nguyễn Công Trứ đều là những người sành rượu và có nhiều bài thơ
ca ngợi rượu. Người xưa làm đủ loại rượu, cho nên rượu quỳnh có tự bao
giờ thì chưa ai rõ.
Trong dịp Xuân về, ta thử tìm hiểu cung cách uống rượu quỳnh hương. Hoa quỳnh là loại hoa đạc biệt nở về đêm, từng cánh khép nép rụt rè hé nụ, hiện ra những đốm nhụy màu vàng phơi bày vẻ đẹp lộng lẫy, tỏa hương thơm ngào ngạt và ngất ngây. Tuỳ theo tâm trạng để con người cảm nhận vẻ đẹp, tận hưởng sự độc đáo của hương quỳnh và là sự hiến dâng cho đời cuộc sống ngắn ngủi của mình.
Ta mang cho em một đoá quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm (Trịnh Công Sơn)
Uống
rượu quỳnh khác hẳn những tiệc nhậu với bà con, bạn bè và cũng không tổ
chức rình rang, long trọng. Đặc biệt, uống rượu quỳnh không mời và
không hẹn trước, có duyên thì cùng uống để thưởng thưc hương quỳnh, mật
ngọt của quỳnh.
Ngắm
hoa rồi uống rượu quỳnh là thú vui tao nhã khá phổ biến. Người sành
điệu họ uống sau khi hoa quỳnh nở ra hai chỉ nhụy hoa dịu dàng vươn lên
và từ từ cụng vào nhau, nhụy đực và nhụy cái nhẹ nhàng giao thoa tình
tứ, tiết ra một hoặc hai giọt mật. Lúc đo, người ta ngắt cả cánh hoa bỏ
vào chai rượu nhỏ chừng 150 ml đậy kín nắp, khoảng 1 giờ sau rót ra tách
nhỏ. Mùi thơm của hoa quyện với mùi nồng men rượu tạo nên mùi thơm rất
lạ, chẳng giống hương thơm của bất kỳ loại rượu nào. Đưa rượu quỳnh lên
mũi để tận hưởng mùi thơm lan toả vào mũi vào họng, cảm giác lâng lâng
nhẹ nhàng. Uống rượu quỳnh bằng mũi, bằng mắt, bằng cảm giác và uống cả
bầu không khí huyền hoặc trong đêm; chẳng ai say rượu quỳnh mà chỉ say
hương quỳnh.
Ngoài
ra, người ta cũng có thể ngắt hoa quỳnh khi nhụy đực và cái vừa cụng
đầu giao thoa, bỏ vào chai rượu gạo chỉ 150ml, đậy kín nắp, hai hay ba
hôm đem dùng. Khi uống, chưng chai rượu trong nước nóng, cho rượu ấm lên 30 – 40 0C
để mật quỳnh hoà tan và trộn lẫn trong rượu. Rượu từ màu trắng chuyển
sang màu mỡ gà.
Khi uống, rót ra chung rồi nhắp từng ngụm nhỏ trong miệng, rượu thấm dần từ từ trôi xuống họng… tận hưởng mùi vị nồng mà dịu, ngọt mà cay, thơm mà không ngát, dịu dàng và luân lưu, cảm giác như mơ mơ hồ hồ có cả âm điệu và màu sắc hương quỳnh.
Khi uống, rót ra chung rồi nhắp từng ngụm nhỏ trong miệng, rượu thấm dần từ từ trôi xuống họng… tận hưởng mùi vị nồng mà dịu, ngọt mà cay, thơm mà không ngát, dịu dàng và luân lưu, cảm giác như mơ mơ hồ hồ có cả âm điệu và màu sắc hương quỳnh.
Rượu
quỳnh và người thưởng thức là đôi bạn tri kỷ không để hoa quỳnh toả
hương thơm ngào ngạt trong đêm rồi héo rũ ban ngày mà tiếp tục kéo dài
đời hoa, để quỳnh hiến dâng giọt mật cuối cùng cho cuộc sống đáng yêu
này.
THỤY MẪN
Nguồn: Tạp chí DLVN tháng 1/2008
0 comments:
Post a Comment