Tuesday, 31 March 2015

Mẹo Vặt - Ứng Dụng của Chai Nhựa

Các cụ xưa có câu: "Khách đến nhà không trà thời rượu".   Còn ngày nay, ngoài trà, cà phê và các loại nước giải khát ra, nhiều người lại ưa chuộng uống nước lọc.  Chắc hẳn gia đình nào cũng trữ sẵn vài thùng nước suối trong chai (bottled water) để mời khách, để uống, để mang theo khi đi làm, đi học hay là phòng hờ trong trường hợp bị cúp nước, thời tiết xấu, vv.. vv...


Sau khi uống xong, chúng ta có thể làm được những việc gì với các vỏ chai nước đó?    Nếu muốn biết câu trả lời xin mời đọc tiếp theo nha.  Vì số ứng dụng thật là nhiều nên không thể nào kể hết ngay một lúc, Tứ Diễm sẽ tiếp tục bổ túc bài viết từ từ mỗi khi có chút thời gian rảnh.  Mới viết sơ sơ thôi, nhưng Tứ Diễm thử đếm lại thì cũng đã hơn 90 ứng dụng rồi đó

Tuy nhiên trong giới hạn một bài viết, Tứ Diễm cũng không thể bao gồm hết được toàn bộ mọi ứng dụng.  Thôi thì cứ viết được bao nhiêu thì viết vậy nha.   Nếu có sai sót hay điểm nào cần sửa lại cho hoàn chỉnh, mong được sự góp ý của quý vị.   Xin cám ơn trước nha


Tuy gọi chung là chai nước suối, nhưng có rất nhiều thương hiệu được bầy bán với các kích thước đa dạng, từ những chai nước nhỏ cỡ 250 mL, 500 mL đến chai 1L, 1.5L hay những bình 3L, 1 gallons, 5 gallons, 10 gallons, vv... vv...



Thông thường sau khi dùng xong, nếu không mang trả tiệm lấy lại tiền đặt cọc (deposit) thì người ta thường liệng vào thùng recycle bin để chính phủ đem đi tái chế biến lại, giúp bảo vệ môi trường


Nếu không muốn liệng bỏ, liệu chúng ta có thể dùng những vỏ chai nhựa đó vào các việc gì?   Có lẽ mỗi người đều có những cách sử dụng khác nhau.   Trong bài viết nầy, Tứ Diễm xin chia sẻ một số công dụng khá hữu dụng cũng như thú vị của các chai nước suối.   Có những ứng dụng thường gặp trong đời sống thường nhật, không xa lạ gì với đa số chúng ta.  Nhưng cũng có các ứng dụng khá thú vị do óc sáng tạo của một số người đã nghĩ ra.

Có lẽ còn nhiều ứng dụng khác nữa, nhưng tạm thời Tứ Diễm chỉ giới thiệu sơ qua như vầy thôi nha.   Khi khác, Tứ Diễm sẽ bổ túc thêm sau.   Trong bài có một số hình ảnh là sưu tầm khi google tìm thấy, mạn phép mượn tạm từ nhiều nguồn trên mạng để minh họa cho dễ hiểu.   Đồng thời cũng để giới thiệu các ý tưởng rất hay nầy với những ai cũng thích việc tái sử dụng các thứ ... phế liệu (giống Tứ Diễm).   Mong là tác giả các tấm hình xí xóa thông cảm dùm việc "tiền trảm hậu không tấu" nghen.



SƠ LƯỢC CÁCH LÀM

Mỗi vỏ chai dù hình dáng, kích thước có khác biệt nhưng cũng gồm cách phần căn bản: nắp chai, miệng chai, thân chai và đáy chai.   Tùy theo mỗi món mà có khi sử dụng phần nắp, phần miệng, phần nửa trên, phần nửa dưới hay chỉ riêng phần đáy chai.

Với đa số các chai nước suối, vỏ mỏng nên có thể dễ dàng cắt bằng kéo


Có thẻ dùng mũi kéo hay dao nhọn xuyên một lỗ thủng vào vỏ chai.  Sau đó luồn mũi kéo vào cắt.  Trong hình chụp khi cắt phần đáy vỏ chai



Cắt bằng dao.   Muốn vết cắt bằng phẳng, dùng tape dán vòng quanh nơi muốn cắt sẽ dễ theo dõi được vết dao hay kéo trong khi cắt hơn


Với những loại chai dầy cứng hơn, có lẽ cần kéo hay dao cứng và sắc để cắt.  Nếu cần, dùng cưa để cắt.  Ở Việt Nam còn có mẹo hơ lửa thật nóng sợi dây đàn hay dây kẽm, xong nhanh tay cuốn vòng quanh chai, thùng nhựa muốn cắt.   Dây kim loại nóng sẽ làm chẩy phần nhựa, tách rời hai mảnh ra nhanh gọn rất dễ dàng.

Sau khi cắt xong có thể mài dũa mép cắt cho khỏi sắc bén hay dùng tape dán viền quanh mép cắt.





ỨNG DỤNG CỦA CHAI NHỰA

Ngoài việc dùng đựng nước sạch để uống, nấu ăn hay dùng vào các việc trong đời sống thường ngày, vỏ chai sau khi dùng xong còn có thể tái sử dụng vào nhiều việc khác nhau.   Với óc sáng tạo, các vỏ chai nhựa đơn giản đã được đem chế biến thành những sản phẩm đơn giản nhưng hữu dụng và đa dạng.   Các món nầy có thể dùng trong nhà bếp, nhà tắm, phòng học, phòng ngủ thậm chí còn có thể dùng để trang trí phòng khách, phòng ăn hay là dùng ngoài vườn nữa.



TRONG NHÀ BẾP

Với các bà nội trợ, có lẽ quá quen thuộc trong việc tái sử dụng các chai nước nhựa vào những việc lặt vặt thường ngày.   Tuy nhiên, Tứ Diễm cũng giới thiệu sơ qua một số ứng dụng để phòng hờ lỡ ai chưa biết có thể dùng thử ... cho vui

1. Đựng Nước Giải Khát
Dễ nhất là đổ đầy chai với loại nước ưa thích để mang theo người khi đi ra ngoài, đi làm, đi học, vv.. vv..

2. Đựng Các Chất Lỏng
Có thể dùng chứa một dung dịch chất lỏng nào đó khi sớt từ những bình lớn để thuận tiện hơn trong việc sử dụng thường ngày.

3. Đựng Dầu Cũ
Sau khi chiên nấu xong, phần dầu ăn cũ cần loại bỏ.  Tuy nhiên nếu đem đổ trực tiếp vào ống thoát nước có thể sẽ khiến bị tắc nghẹn do chất béo đóng vào thành ống.   Đồng thời cũng khiến việc lọc nước thải khó khăn và tốn kém hơn.  Đổ dầu ăn cũ (đã để nguội) vào các chai trống xong vặn chặt nắp là một cách đơn giản mà hữu dụng

4. Đựng Các Thứ Nước Chấm
Với các món Việt Nam, nhiều khi ngon là ở phần nước chấm pha khéo.   Khi cần mang đến các buổi tiệc hay những buổi picnic ngoài trời, dùng các chai nhựa để đựng các thứ nước chấm (chẳng hạn như nước mắm, nước tương, giấm, mắm nêm, nước đường, vv.. vv...) sẽ rất gọn lẹ.   Khi đến nơi, nếu không muốn đổ ra chén để múc, chúng ta có thể khoét hai lổ trên nắp chai.  Khi dốc ngược, nước chấm sẽ chẩy từ từ vào đĩa thức ăn rất gọn và sạch.

5. Dùng Làm Đơn Vị Đo Lường
Với những vị nào không mua được loại Measuring Cups thường dùng trong việc nấu ăn theo các công thức dùng đơn vị đo lường là "cup".   Có thể tự chế rất đơn giản.   Trước đây Tứ Diễm đã nhiều lần giới thiệu cách tự làm ở nhà thật giản dị như vầy nè.   Dùng một vỏ chai nước suối, bóc bỏ nhàn giấy ngoài vỏ chai, cân 250 grams nước hay đong 250 mL nước.   Dùng marker hay tape, đánh dấu mức nước trong chai.   Đổ nước, cắt theo vết đã đánh dấu.  Vậy là có 1 cup để đong các loại vật liệu.  Tương tự có thể làm 1/2 cup, 1/3 cup và 1/4 cup.

6. Đựng Các Thứ Lặt Vặt
Có thể cắt phần dưới chai nước các món nhỏ lặt vặt khó tìm, dề thất lạc.   Đặt phần đáy chai nầy vào ngăn tủ, khi cần sẽ dễ tìm thấy hơn là cho trực tiếp các món nhỏ đó vào ngăn tủ


7. Khử Mùi Thức Ăn
Trong khi chiên xào các món, có thể đổ ít giấm vào phần đáy chai nước rồi đặt gần bếp.  Mùi giấm sẽ giúp làm dịu bớt mùi thức ăn bay trong bếp.   Sau khi đã nấu xong, đổ phần giấm vào soong nhỏ thêm ít nước, nấu sôi.  Hay đổ vào tô, hâm sôi trong microwave.   Mùi giấm bay tỏa lên sẽ giúp khử bớt mùi thức ăn tỏa trong nhà

8. Homemade Bag Sealers
Trước đây trong bài , Tứ Diễm đã chia sẻ một cách tự làm Homemade Bag Sealers thật giản dị dùng miệng và nắp chai nước, như trong hình bên dưới.   



Luồn bao nylon qua miệng chai vừa cắt rời khi nẫy.  Cho nguyên liệu vào bao, xong gấp phần bao thừa xuống dưới, vặn nắp kín lại.   Có thể cắt phần bao dư cho gọn.  Vậy là đã có một loại Bag Sealer thật kín hơi, đơn giản mà hiệu quả cao.   Loại Bag Sealer nầy có thể dùng đựng các chất lỏng cũng rất tốt vì rất kín miệng, chỉ cần tìm loại bao nylon bền chắc là yên tâm không sợ bị chẩy ra ngoài cho dù có đặt nằm ngang.



9. Bẫy Ruồi / Ong
Nếu lỡ bị ruồi hay ong bay vào nhà, có thể dùng chai nước làm dụng cụ bẫy ruồi thật giản dị.  Phía mặt trong gần cổ chai bôi một chút mật ong.  Miệng chai bọc cling wrap, đục một lỗ vừa đủ để ruồi có thể chui lọt vào chai.   Để chai gần nơi có ánh sáng mà ruôi hay bay đến.  Ruồi ngửi mùi mật ong sẽ bám theo thành chui vào trong vỏ chai.  Sau đó khi ruồi xòe cánh bay bay lên, đụng phải lớp cling wrap sẽ không thể bay ra ngoài.   Khi nào muốn thả, có thể mang chai ra ngoài, mở lớp cling wrap để ruồi bay đi.

Thêm một cách làm bẫy ruồi hay ong khá đơn giản, chỉ cần cắt đôi vỏ chai, cho ít nước đường vào đáy chai, để nơi có ánh sáng.   Ong hay ruồi bay vào dễ dàng nhưng không thể bay thoát ra ngoài



10. Khử Fruit Flies
Khi trái cây quá chín có thể thấy một số fruit flies xuất hiện trong nhà.  Thường fruit flies chỉ sống được vài ngày và nếu không còn trái cây quá chín thì chỉ vài ngày sau sẽ không còn thấy bóng dáng đám fruit flies nừa.  Tuy nhiên trong trường hợp nếu liên tục bị fruit flies quấy rầy cần loại bỏ, có thể cắt một phần đáy chai nước làm bẫy.   Hòa tan trong nước ít giấm táo (apple vinegar cider), dầu ăn rồi để nơi có fruit flies.   Fruit flies rơi xuống nước sẽ chết đuối

11. Chén Đựng 
Nếu thích, có thể tự làm những chén đựng các món ăn vặt giản dị như chỉ dẫn trong hình.  Theo Tứ Diễm nghĩ cách này có lẽ hữu ích trong một số trường hợp, chẳng khi đi cắm trại hay đi picnic ngoài trời, khi đi chơi xa ở trong khách sạn, vv.. vv..   Hay vào các dịp lễ đặc biệt, dùng để trang trí bàn tiệc theo một theme nào đó mà trong nhà không có sẵn các bộ chén đĩa phù hợp.   Cũng có thể dùng để đựng các món gia vị lặt vặt hay sauce chấm thức ăn khi đãi tiệc đông người, dùng xong bỏ, khỏi phải rửa.


Ngay từ khi sang bên nầy khi nhìn thấy chai nước ngọt loại 2L, Tứ Diễm đã thấy loại vỏ chai nhựa nầy có thể dùng vào rất nhiều việc, nhất là phần đáy chai nhìn xinh xắn nên Tứ Diễm vẫn cắt ra để dùng vào một số việc.   Không ngờ khi tìm trên mạng cũng thấy nhiều người có cùng ý nghĩ.  Như vậy không chỉ "tư tưởng lớn gặp nhau" mà cả những tư tưởng nhỏ hơn hạt mè cũng đụng nhau ào ào hén.

Ngoài các công dụng kể trên, Tứ Diễm dùng phần đáy chai nầy vào nhiều việc lặt vặt khác. Dùng xong bỏ, khỏi phải rửa nên khỏe ru hén
  • Chẳng hạn đổ ít nước, đặt dưới mỗi chân bàn khi đãi tiệc ngoài vườn để tránh kiến leo lên bàn (phòng xa cho chắc ăn).   Cho thêm mouthwash vào để đuổi ruồi (phòng hờ trước) vì nhiều người cho biết ruồi kỵ mùi nước xúc miệng.   
  • Khi cần pha mầu làm món gì đó, chẳng hạn như để vẽ lên mặt bánh Bía thay vì dùng con dấu (Tứ Diễm không có con dấu).  Xem thêm chi tiết và hình ảnh các bài Bánh Bía Tháng BaBánh Bía - Vỏ Mới, Nhân Cũ
  • Đựng ít dầu dùng để quét lên mặt một món ăn gì đó, dùng xong bỏ, khỏi phải rửa
  • Khi cần khử mùi thức ăn dùng nến, Tứ Diễm đổ giấm vào đáy chai, rồi đặt nến vào giữa đáy chai.  Nến thường đã có lớp nhôm bọc bên ngoài nên không bị ảnh hưởng bởi giấm.  Kết hợp giữa mùi giấm và nến, giúp khử mùi nhanh hơn.  Ngoài ra, giấm trong đĩa có tác dụng giảm nhiệt tỏa từ nến và cũng có thể dập tắt lửa (phòng hờ vậy thôi).  
  • Đựng các hạt đậu đen khi nặn các chú heo, chó, mèo, cá, vv.. vv...   Xem thêm chi tiết và hình ảnh các bài về món Bánh Nướng (Bánh Trung Thu) sẽ thấy hình những loại động vật do Tứ Diễm nặn bằng tay
  • Và còn nhiều công dụng khác ngoài lĩnh vực trong nhà bếp

12.  Tách Lòng Đỏ Trứng
Có những món ăn cần tách riêng lòng đỏ khỏi lòng trắng.  Nếu chỉ sơ ý làm bể lòng đỏ, dù chỉ trộn lẫn một chút xíu lòng đỏ cũng khiến lòng trắng không thể đánh cho nổi xốp được.   Do đó cần cẩn thận khi tách lòng đỏ trứng.  Có nhiều cách làm, trong đó có cách dùng vỏ chai nước.

Rửa sạch để khô vỏ chai.  Đập vỏ cho trứng vào một đĩa hay chén.  Dùng tay bóp phần thân vỏ chai để không khí thoát ra ngoài.  Đưa miệng chai gần lòng đỏ, nới lỏng tay bóp, không khí sẽ tràn vào vỏ chai hút theo phần lòng đỏ, đưa miệng chai hướng lên để giữ lòng đỏ nằm trong chai.   Nghiêng miệng chai dốc xuống chén hay đĩa dùng đựng lòng đỏ, lòng đỏ sẽ tuột khỏi chai nằm gọn trong lòng chén hay đĩa.  Xem hình bên dưới để dễ hình dung hơn



13. Dùng Làm Phễu (Quặng)
Nếu không có sẵn phễu trong tầm tay, hay gặp trường hợp không muốn làm dơ phễu, có thể cắt phần trên vỏ chai để dùng tạm thay cho phễu hay quặng

14. Dùng Làm  Stuffer Tube
Trong một số bài viết trước đây, Tứ Diễm đã nhiều lần nhắc đến việc tự làm Stuffer Tube bằng cách cắt miệng chai Hoisin Sauce.   Tứ Diễm không dùng chai nước suối vì vỏ chai mỏng không bền chắc bằng chai Hoisin Sauce.

Đây là hình Stuffer Tube do Tứ Diễm tự nghĩ ra cách làm, dùng để gắn vào máy Cookie Press.  Casing sẽ gắn vào phần ống nhựa, giúp nhồi dồi hay lạp xưởng dễ dàng hơn



Thêm một loại Stuffer Tube khác cũng do Tứ Diễm tự chế biến.  Có thể gắn vào Cookie Press hay là Meat Grinder đều được



Khi gỡ ống nhựa, có thể dùng để nặn Nem Nướng thành thỏi dài hay nặn Mọc Bò, Gà thành những viên bò viên, gà viên đều nhau



Có thể xem thêm chi tiết và hình ảnh trong bài Dụng Cụ Nhồi Lạp Xưởng

15. Homemade Cookie Cutters
Mua loại bán sẵn thì dễ dàng đẹp mắt.  Tuy nhiên kiểu dáng sẽ bị bó buộc.  Có những lúc cần sự sáng tạo ra các kiểu mới không giống ai, Tứ Diễm thích tự chế biến.   Không chỉ dùng để cắt bánh cookies, còn có thể áp dụng cho nhiều thứ khác, chẳng hạn làm rau câu hoa nổi, làm hoa đất sét, làm hoa văn fondant, vv.. vv...   Nói chung là tùy theo ý mình mà áp dụng.

Cách làm rất đơn giản.  Cắt vỏ chai nước ngọt thành những miếng hình chữ nhật có chiều cao tương đương với các loại cookie cutters, chiều dài tùy theo hình dáng mình muốn làm.   Sau đó thì uốn cong, gấp nếp tạo hình tùy ý.   Đơn giản vậy thôi nhưng sẽ có những khuôn cắt hoàn toàn độc đáo không giống ai và cũng không ai giống mình.

16. Decorating Templates
Ở ngoài tiệm có bán những miếng template bằng nhựa để mình đặt lên mặt hay thành bánh rồi rắc hay phun mầu.   Khi gỡ template, mặt hay thành bánh sẽ có các hoa văn tùy theo kiểu của template.   Thay vì đi mua, Tứ Diễm thích tự làm những kiểu đơn giản bằng cách dùng vỏ chai nước ngọt 2L.   Sau đó dùng dao nhọn loại khắc gỗ rạch vỏ chai theo các hoa văn mình đã vẽ.  Tha hồ muốn vẽ kiểu gì tùy ý thích.

17. Giữ Khăn Trải Bàn
Vào mùa Hè, khi ăn ở ngoài trời điều ghét nhất là những tấm khăn trải bàn bằng nylon mỏng rất dễ bị gió thổi bay.   Ngoài tiệm có bán nhiều loại Tablecloth weights với đủ kích thước hình dáng nhìn xinh xắn.  Tuy nhiên mua về nhiều khi để cũng thất lạc, hay làm biếng đi lục tìm trong nhà.  Thay vì đi mua thứ mới, có thể tự chế lấy khá đơn giản.

Có thể dùng mẹo là dùng tape dán đồng penny vào mép khăn.   Nhưng phải mất công dán nhiều và sau đó lại phải gỡ ra khi bỏ khăn vào thùng recycle.   Cách Tứ Diễm tự làm Tablecloth weight khá dễ.   Dùng các nắp chai nước và paper clip.  xuyên lỗ cho paper clip xuyên qua mặt nắp chai.   Nếu có sẵn xi măng thì rất dễ, chỉ đổ xi măng ướt vào nắp chai, khi khô đã có một cái Tablecloth weight rồi đó.   Nếu không có sẵn xi măng, đặt các đồng penny vào nắp chai dùng băng keo dán lại cho chặt.  Muốn đẹp, cắt một vài miếng foam mềm loại nhiều mầu sắc làm thủ công để trang trí cho đẹp. Ngay cả khi không trang trí thì nắp chai mầu trắng nhìn cũng dễ thương mà.   Paperclip sẽ như móc câu dùng móc vào mép khăn dễ dàng.   Khi xong, kéo nhẹ sẽ tách rời khỏi khăn.  Làm 1 lần có thể dùng hoài.  Lỡ mất cái nào làm lại cái khác cũng dễ mà hén

18. Rây Bột
Có những lúc cần phải thường xuyên rắc một ít bột trong khi nhồi hay làm món gì đó.  Dùng rây cũng được nhưng hơi mất công nhất là khi tay đang dơ, không muốn chạm vào nhiều thứ khác.  Có người dùng cách đổ bột vào miếng cheesecloth túm lại, đặt trong chén, khi cần thì đập cho bột bay ra.  Nhưng nếu tay ướt, cầm vào thì sẽ làm ẩm.

Tứ Diễm chọn cách đơn giản hơn là dùng vỏ chai nước đã rửa sạch phơi gió cho khô ráo.  Đục những lỗ nhỏ ở nắp chai hay nếu cần thì đục thêm chung quanh cổ chai.   Đổ bột vào chai, đậy nắp đặt chai kế bên trong tầm tay.   Khi làm, chỉ cần cầm chai lắc nhẹ bột sẽ rải đều theo ý muốn.   Dùng xong đổ bột ra khỏi chai.  Vỏ chai đó vẫn có thể dùng vào các việc khác, chẳng hạn làm "hầm chứa nước".

19. Pha Chế Gia Vị
Có những món cần tẩm ướp gia vị.   Có thể với người kỹ tính, mọi thứ đều làm theo đúng bài bản cân lượng chính xác thì không cần thiết vì trộn gia vị vừa đúng, không dư.   Còn Tứ Diễm ưa làm theo ngẫu hứng nhắm chừng bằng mắt mà lại không thích lãng phí thực phẩm.

Do đó Tứ Diễm chọn cách dùng vỏ chai để đựng các hỗn hợp gia vị đã pha trộn.  Cứ nhắm chừng pha các thứ gia vị lại cho vừa ăn, đổ vào chai để sẵn.  Sau đó rửa, thái thịt cho vào thau.   Rưới gia vị đã pha chế từ từ vào thau, dùng spatula trộn đều.  Khi nhắm đã đủ là xong.   Phần hỗn hợp gia vị đã pha chế nếu còn dư vẫn có thể cất tủ lạnh, dùng vào lần kế hay là chế biến lại để ướp món khác.   Thêm vào nữa khi vừa rưới gia vị vừa trộn sẽ giúp thịt thấm đều hơn là cho thịt vào thau gia vị đã pha chế sẵn

20.  Hút Hơi Ẩm Khử Mùi Hôi
Chắc hẳn ai cũng biết Baking Soda có công dụng khử mùi hôi rất tốt.  Ở tiệm có bán những hộp giấy để đặt trong tủ lạnh hay các nơi để khử mùi.   Tuy nhiên nếu để vào nơi bị ẩm hay dễ bị ngập nước thì e là baking soda sẽ bị ướt hay tan vào nước.

Tứ Diễm cho baking soda vào các chai nhựa, đục nhiều lỗ ở nắp và phía trên chai nhựa cho không khí lưu thông.   Như vậy vừa hút hơi vừa hút ẩm vừa rẻ nữa vì có thể chia một hộp baking soda ra nhiều chai đặt nhiều nơi khác nhau.  Ngoài ra chai gọn không choán chỗ lại có thể dễ dàng treo hay cột vào các nơi tùy trường hợp.   Khi đã hết tác dụng khử mùi, phần baking soda trong chai có thể dùng vào việc cọ rửa bồn tắm, bồn rửa mặt, thông ống nước, vv.. vv...   Dùng đến đâu đổ ra đến đó, rất gọn lẹ.

21.  Giữ Lạnh
Khi đi chơi ngoài trời, có những món cần giữ lạnh.  Thay vì mua bao nước đá cho vào coolers, có thể đông lạnh những chai nước thay thế.   Nước trong chai vẫn có thể dùng được sau khi đã tan đá mà không làm ướt cooler và các thực phẩm nhiều như là nước đá trong bao

22. Chườm Lạnh
Khi vấp té hay cần phải chườm lạnh để ngăn máu bầm, một chai nước lạnh đông đá bọc trong khăn là một cách gọn lẹ

23. Đựng Bao Nylon (Plastic bag dispenser)
Sau khi đi chợ thường có những bao nylon, nếu muốn giữ lại để bỏ rác hay dùng vào các việc gì đó.  Một vỏ chai cũng có thể làm thành một cái Plastic bag dispenser đơn giản mà hữu dụng như hình bên dưới.  


Tứ Diễm có một cái Plastic bag dispenser người ta tặng rồi nên thường xếp các bao nylon vào vỏ hộp khăn giấy, lúc lấy ra cũng khá dễ, mà có thể cất các hộp giấy đựng bao đó khá gọn.  Bỏ ngoài trunk xe một hộp, khi ở ngoài nếu cần có bao để đựng rác sẽ có ngay

24. Vắt Nước Cam
Nếu ở nhà chưa có, hãy làm thử như hình bên dưới xem có thích không nha


25. Chứa Thực Phẩm Đông Lạnh
Ở xứ lạnh, có những loại vào mùa rất rẻ hay có thể tự trồng ngoài vườn, nhưng vào mùa lạnh sẽ khá đắt, chẳng hạn như hành lá (green onion) leek (tỏi tây) và các loại rau thơm.  Có thể rửa sạch, để khô ráo cắt nhỏ, bọc kín rồi cất freezer để dành dùng từ từ.  Thông thường cất trong các bao loại freezer bag sẽ tiện dụng.   Tuy nhiên cũng có những người lại cho vào các vỏ chai nước rồi cất freezer.   Khi cần, chỉ việc gõ nhẹ cho tơi rời, mở nắp chai, dốc đổ ra số lượng cần dùng    Sau đó vặn nút chai, cất freezer tiếp tục.

RiêngTứ Diễm không thích cách nầy vì thứ nhất là choán chỗ trong freezer, thứ hai là không hút hết không khí trong chai được.   Dùng freezer bag yên tâm hơn, lại gọn, không choán chỗ, dùng xong vuốt cho không khi' thoát ra rồi gài zipper chặt lại, số lượng không khí còn trong bao không đáng kể

26. Giữ Rau Thơm Tươi Lâu
Có những lúc mua rau thơm về nhưng nếu không ăn ngay thì rau sẽ mất độ tươi hay có khi bị héo, úa mất ngon.   Cách giữ rau tươi lâu là đổ nước vào vỏ chai nước, cắm những nhánh rau thơm vào chai.   Nếu nhiều, cắt miệng chai, cắm sẽ được nhiều hơn.   Đặt vỏ chai vào túi nylon, cột chặt miệng túi rồi cất tủ lạnh.   Với cách nầy các nhánh rau thơm có đủ nước và độ ẩm vẫn tiếp tục sinh trưởng nên xanh tươi và giữ được rất lâu.    

Ngay cả với hoa Quỳnh, sau khi hoa đã nở mãn khai ngắm xong rồi Tứ Diễm cắt nhánh hoa, ngâm vào chai nước suối, bọc túi nylon phủ kín, cột miệng túi cất tủ lạnh.  Hoa Quỳnh sẽ tươi được ít nhất trong vòng hai tuần.   Tứ Diễm thường đem ngâm rượu sau đó nên không biết có thể giừ hoa Quỳnh tươi được tối đa trong bao nhiêu ngày



TRONG NHÀ TẮM

1. Đựng Dung Dịch Lỏng
Nếu thích dùng các loại nguyên liệu đơn giản để làm đẹp cho tóc, chẳng hạn gội đầu với nước trà, nước cà phê, nước bồ kết, nước chanh vv.. vv..   Có thể đổ các loại chất lỏng đó vào vỏ chai nước để sẵn trong tầm tay.  Khi gội đầu, cầm chai đổ lên tóc sẽ dễ dàng hơn

2.  Đựng Nước Rửa Tay
Khi đi vệ sinh ở những nơi công cộng không có nước rửa tay, mang theo mình một vài chai nước sẽ khá hữu dụng

3.  Ống Đựng Bàn Chải
Đây cũng là một ứng dụng khá sáng tạo, tuy là chắc hẳn hiếm khi chúng ta cần dùng đến.  Tuy nhiên Tứ Diễm cũng mượn tạm tấm hình tìm được trên mạng mang vào đây để ... nhìn cho vui


4. Đĩa Pha Thuốc Nhuộm Tóc
hihi, không phải Tứ Diễm nhuộm tóc à nha.   Ngày Mẹ còn sống, thỉnh thoảng khi có các buổi tiệc, Mẹ nhuộm tóc để nhìn cho tóc có vẻ dầy hơn.   Thuốc nhuộm tóc hồi đó Mẹ dùng loại bột, cần đổ ra đĩa hòa với nước rồi dùng bàn chải bôi nhẹ lên tóc và vuốt dọc theo tóc từ chân đến ngọn.   Dùng các loại chén đĩa lại phải mất công giữ.  Dùng đáy chai nước là giải pháp gọn lẹ nhất vì dùng xong bỏ.




TRONG PHÒNG HỌC

Ngày còn ở Việt Nam, hầu như chỉ mua các thứ khi cần thiết, còn tự chế gì được thì sẽ chế từ các thứ tìm được trong nhà.  Ở bên nầy, mọi món vật dụng được chế tạo đẹp mắt, bầy bán khắp nơi nên có lẽ ít ai còn tự chế biến vật dụng.  Tuy nhiên, nếu thích thì có thể tự làm theo một số ứng dụng sau đây

1. Ngăn Đựng Các Thứ Lặt Vặt
Cắt phần đáy chai nước, sơn mầu ưa thích.   Dùng tape dán viền theo mép chai.  Vậy là đã có những ngăn nho nhỏ đựng các món lặt vặt như dây thun, kim gắn bảng, kẹp giấy, vv.. vv..


2.  Ống Đựng Bút, Kéo, Thước
Cách làm cũng tương tự như trên.  Tùy theo hình dáng vỏ chai mà có những kiểu như trong hình.  Có thể gắn liền vài ống đựng dính chặt với nhau để vững chắc hơn


3. Túi Đựng 
Nếu thích tự làm các món "không đụng hàng", có thể cắt hai đáy chai.  Dùng keo (hot glue) gắn dây kéo (zipper) viền theo mép hai đáy chai.  Vậy là đã có một túi đựng các thứ lặt vặt rồi đó.  Có thể sơn hay gắn stickers lên trang trí theo ý thích. 


4.  Kệ Gắn Tường
 Có thể cắt bỏ phần miệng chai, dùng băng keo dán quanh mép miệng chai.  Gắn các đáy chai vào một thanh gỗ.  Sau đó bắt ốc gắn thanh gỗ lên tường theo chiều nằm ngang hay nằm dọc tùy ý.  Vậy là có một cái kệ giản dị để đựng tạm các cuốn tạp chí, tờ báo mới nhận được.  Có thể sơn, vẽ hoa văn, gắn stickers lên trang trí cho đẹp và lạ mắt hơn


 5. Lọ Cắm Hoa
Ngoài việc dùng đựng các thứ lặt vặt, bút, thước, kéo, còn có thể làm lọ cắm hoa


6. Đế Cắm Hoa
Ở Việt Nam ngày xưa người ta dùng loại "bàn chông" (là một đế nặng có gắn những mũi kim loại nhọn xếp theo hàng thành hình vuông, chữ nhật, tròn) khi cắm hoa.  Ở bên nầy dùng loại wet florist foam hay dry florist foam rất tiện lợi.  Tuy nhiên cần phải chèn foam cho thật chắc để không bị xô chuyển khi cắm hoa.  Ở tiệm có bán một loại "bàn chông" bằng nhựa gồm bốn chân gắn trên một miếng nhựa tròn, dùng double side tape dán xuống đáy bình để giữ foam cố định.   Mặc dù vậy đôi khi miếng băng keo vẫn không đủ mạnh để giữ cho vững, và không phải khi nào cũng rảnh để ghé tiệm mua.

Tứ Diễm tự chế "bàn chông" kết hợp Đông - Tây như vầy nè.  Cắt đáy chai nước lọc.  Dùng  miếng nhựa đệm giữa hộp pizza có ba chân (ai đã order pizza chắc biết loại nầy).  Và ít xi măng (ciment).   Vậy là xong.   Hòa ít xi măng với nước trong đáy chai nước.  Đặt miếng nhựa ba chân đó vào chính giữa, đưa phần chân hướng lên trên.   Chờ khô là đã có một "bàn chông" vừa có độ nặng vừa an toàn không lo bị gỉ sét.  Gắn miếng foam đè lên trên, ba chân nhựa sẽ giữ miếng foam nằm yên ở vị trí mình muốn.   Khi treo các chậu hoa giả, có thể đặt "bàn chông" nầy ở đáy chậu để chậu có thêm trọng lực không bị gió thổi bay (bên nầy nhiều khi gió mạnh lắm đó)

7. Bộ Cờ Tướng / Cờ Thú / Cờ Cá Ngựa
Ở Việt Nam muốn mua mấy loại nầy rất dễ dàng.   Sang bên nầy, đôi khi muốn tìm mua cũng khó.   Nếu muốn vẫn có thể tự làm rất đơn giản, dù không đẹp bằng khi mua, nhưng có còn hơn không, phải không hở?

Bàn cờ thì có thể dùng marker vẽ lên các tấm bìa cứng loại lớn, dễ dàng mua ở các tiệm dollar stores.   Quân cờ đơn giản nhất là dùng ... nắp chai nước :)    Dùng marker viết hay vẽ lên nắp chai đặt tên cho quân cờ.   Chọn hai loại nắp chai khác mầu là phân chia được hai phe rồi đó.  

Với cờ Cá Ngựa thì cần bốn mầu khác nhau.   Có thể dùng sticker bốn mầu khác nhau dán lên nắp chai nước.   Vậy là xong một bàn cờ đơn giản.   Nếu muốn đẹp và chịu khó bỏ thời gian, dùng foam mỏng mềm loại để làm thủ công, cắt thành hình con cá ngựa, xong rạch nắp chai nước, gắn foam hình cá ngựa vuông góc mặt nắp.    Quân cờ nầy dùng chơi tạm cho vui để đỡ nhớ, chứ "đá" không có sướng tay như dùng quân cờ thật đúc bằng nhựa hén

8. Đĩa Nam Châm
Khi làm các món thủ công có đinh, kim điểm quan trọng nhất là tránh để vương vãi rơi rớt ra chung quanh để khỏi đạp trúng.   Cho dù có cẩn thận cho vào đĩa hay hộp để bên cạnh nhưng khi sơ ý lỡ đụng trúng làm rơi đĩa hay hộp thì cũng bị văng ra khắp nơi.

Cách dễ nhất mà Tứ Diễm hay làm là đặt một miếng nam châm vào lòng đáy chai nước ngọt 2L.  Nam châm vừa giúp đĩa nặng sẽ đằm hơn, vừa hút các mũi đinh, kim không cho rơi rớt ra cho dù có lỡ tay làm đổ đĩa. 

9. Đĩa Đựng Các Thứ Lặt Vặt
Nếu ai đã tự làm các món trang sức chắc cũng biết là có nhiều món nhỏ lặt vặt cần phải đựng vào đĩa để lấy cho dễ khi làm.   Tứ Diễm thường hay dùng đáy các chai nước để làm đĩa đựng.   Dùng xong, xếp các đĩa đựng đó vào hộp cùng các dụng cụ làm thủ công.  Không choán nhiều chỗ mà cũng tiện dụng.

10. Squeezing Sponge Holder
Xem phim thấy người ta hay lè lưỡi liếm ướt đầu ngón tay khi mở trang sách.   Làm theo cách đó nhìn mất thẩm mỹ và kém vệ sinh quá.   Có thể cắt miếng sponge loại để rửa chén đặt trong một đáy chai nước.   Đổ nước cho miếng sponge ướt đẫm là đủ để thấm ướt đầu ngón tay khi nhấn vào đó rồi mà, phải không hở?  Tứ Diễm thường dùng cách nầy khi cần phải dán thật nhiều phong bì, tem, vv.. vv...

11.  Foot Massage Rollers
Dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo liên quan đến các cơ quan và kinh mạch toàn thân.  Nếu chịu khó xoa bóp các huyệt đạo dưới lòng chân sẽ giúp máu huyết lưu thông, các cơ quan hoạt động điều hòa tốt hơn.  Có nhiều loại Foot Rollers làm bằng gỗ, silicone được bán tại tiệm.   Nhưng nếu không muốn mua, cũng có thể tự làm rất dễ dàng.

Đổ cát hay nước vào một chai nước lọc loại 500 mL, đậy nắp thật chặt.   Xếp đôi một khăn lông trải dưới sàn nhà, đặt chai nước lên khăn.  Ngồi trên ghế, dùng lòng bàn chân lăn chai nước tới lui trên sàn nhà.  Có thể vừa ngồi làm việc, vừa lăn chai nước, các huyệt đạo dưới lòng bàn chân được xoa bóp giúp máu huyết lưu thông.

12. Piggy Bank
Hồi nhỏ Tứ Diễm có một chú heo đất thật xinh.  Hiếm khi tìm được một kiểu heo đất dễ thương như vậy vì đa số thường làm rất thô sơ, sơn mầu lòe loẹt qua quít.  Chỉ tiếc là bị ai đó đánh rơi làm bể.  Về sau Tứ Diễm có chú heo nhựa nhìn mũm mĩm cũng dễ thương.  Qua bên nầy Tứ Diễm có chú heo bằng sứ tròn xoe nhìn xinh lắm.  Nhưng nếu ai thích tự làm, có thể dùng vỏ chai nước ngọt 2L để úm ba la khá dễ dàng như hình bên dưới


Dùng hai nửa vỏ chai ghép lại sẽ có kiểu như vầy nhìn xinh xắn hơn nữa




13. Ống Đựng
Với những ai ưa làm các món thủ công, có thể dùng vỏ chai nước ngọt 2L ghép lại thành những ống đựng các cuộn ribbon, các món lặt vặt cũng khá tiện lợi, phải không hở?


14. Bottled Firefly
"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.  Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm".   Còn những chú chuồn chuồn vỏ chai nước nầy bay cao bay thấp chẳng tùy theo thời tiết mà theo tay của các vị chủ tí hon.   Chỉ cần trang trí một chút, thêm một que "glow in dark stick" vào ruột chai là đã có món đồ chơi độc đáo không bán ngoài tiệm.   Có thể chế biến thành hình các con thú, cột dây, gắn vào một cái que sẽ thành một loại "lồng đèn thời @"


15.  Cellphone Charging Caddy
Không chỉ vỏ chai nước, ngay cả vỏ chai lotion, shampoo cũng có thể tái sử dụng được.  Bên dưới là một kiểu giỏ đựng cellphone khá xinh xắn và tiện dụng trong khi đang nạp điện  (charging)



16. Chụp Đèn
Với các loại bình nước lớn, phần phía trên có thể dùng làm chụp đèn cũng rất tiện lợi


17. Đế Cắm Kim
Khi khâu vá điều nguy hiểm nhất là làm rơi rớt những cây kim.  Có thể tự làm các đế cắm kim từ nắp chai.   Trong hình là dùng nắp chai loại nhỏ, có thể dùng các loại nắp bình lớn hơn tùy ý





TRONG PHÒNG NGỦ

Mua các loại dụng cụ chế tạo sẵn sẽ nhìn coi đẹp và sang hơn, nhưng nếu thích trang trí phòng ngủ với các món độc đáo không giống ai, có thể tự làm theo một số kiểu sau

1. Đèn Ngủ
Chỉ với những phần đáy vỏ chai nước, kết dính lại thành một chụp đèn thật xinh xắn dễ thương, phải không hở?



2. Giá Đựng Nữ Trang
Đây cũng là một cách vừa làm cho vui, vừa giúp giữ các món nữ trang rẻ tiền gọn gàng dễ tìm dễ thấy mà không choán nhiều chỗ


3. Dây Chuyền
Khi yêu, có khi chỉ cần tặng nhau nhẫn cỏ hay nhẫn xếp bằng giấy (hihi, chắc dùng giấy $100 sẽ có giá hơn hén) cũng đủ vui.   Vậy nếu dùng vỏ chai nước ngọt hay ly nhựa làm dây chuyền để tặng thì sao hở?   Hai kiểu trong hình bên dưới bảo đảm độc nhất vô nhị mà cũng dễ thương quá chứ


4. Vòng Đeo Tay
Đã tặng dây chuyền, làm thêm vài kiểu vòng từ vỏ chai nước cho đủ bộ nha.  Nhìn cũng "fashion" lắm chứ






TRONG PHÒNG ĂN

Tứ Diễm tìm được vài kiểu sáng tạo khá đặc biệt nên mạn phép mang vào đây để vị nào thích có thể tự làm theo

1. Đèn Trần
Nếu chỉ nhìn hình, có ai tin là chụp đèn được chế bởi toàn vỏ chai.   Dễ thương ghê nơi.


2. Giá Cắm Nến
Nhắc đến nến, chắc hẳn sẽ liên tưởng đến một buổi ăn tối thật lãng mạn dưới ánh nến lung linh kiểu "candle light dinner" vẫn thấy trong phim.  Vậy nếu ăn tối dưới ánh nến cắm trên các giá làm bằng vỏ chai nước ngọt thì sẽ có cảm giác ra sao nhỉ?   Có ai muốn thực hành thử không hở?


Nếu muốn nhìn đẹp và độc đáo hơn nữa, chịu khó bỏ thêm chút thời gian trang điểm, sẽ có được những chân cắm nến thật đặc biệt tùy theo ý thích của mỗi người.   Chẳng hạn với ai thích mầu tím.  Có thể thay nơ bằng hoa, trái cây hay các món trang trí nào đó.  Cũng có thể dùng phần đáy chai và thân vỏ chai làm thành những đóa hoa nhựa để trang trí


3. Trang Trí Chai Rượu
Đã làm đế cắm nến, vậy cũng làm thêm vài món trang trí bình rượu để bữa tối thêm phần lãng mạn.   Để làm những đóa hoa từ đáy chai nước nầy đòi hỏi một chút xíu khéo léo để tạo hình cánh hoa nhìn uyển chuyển mềm mại.   Tuy vậy không khó làm đâu. 


4. Candy Stands
Đơn giản, dễ làm mà cũng khá hữu dụng, phải không hở?


5. Bình Cắm Hoa
Đã có nến, rượu và kẹo rồi, cớ sao không thêm bình hoa cũng chế tạo từ các loại vỏ chai nhựa?  Mời cùng ngắm vài kiểu bình hoa nhựa lạ mắt nầy nha.  Bảo đảm là không có tiệm nào bán





TRỒNG CÂY LÀM VƯỜN

Đã làm được nhiều thứ hữu hiệu trong nhà, lẽ đương nhiên vỏ chai nước cũng có thể được dùng vào nhiều ứng dụng trong việc bên ngoài nhà.

1. Đựng Nước
Dù là chai nhỏ hay bình lớn, trong nhiều trường hợp vẫn rất hữu dụng.  Chẳng hạn như khi thời tiết  lạnh, chưa thể mở khóa vòi nước, có sẵn vài chai nước để rửa tay sau khi làm vài việc lặt vặt bên ngoài sẽ tiện hơn là để nguyên tay đang dơ, cầm chìa khóa  mở cửa vào nhà rửa tay.   Khi viếng mộ ở nghĩa trang, vào những tháng trời lạnh, các vòi nước đều khóa nên Tứ Diễm vẫn mang theo xe những thùng nước nóng để lau mộ bia, rửa tay, vv.. vv...   Hay khi pha các loại phân bón cho cây, dùng bình để đong lượng nước sẽ chính xác hơn là ước chừng bằng mắt

2. Tưới Cây
Với các loại hạt mới ươm hay cây vừa mọc còn nhỏ yếu, nếu tưới bằng vòi cần phải phun hơi nước mỏng như sương.  Nếu không có loại vòi điều chỉnh tùy ý được, dùng một bình nhựa có quai cầm, đục thêm vài lỗ nhỏ trên nắp là đã có một bình tưới hoa không tốn tiền mua rồi nè


Với vườn rộng mà không có hệ thống tưới tự động, cách dùng vỏ chai làm vòi tưới theo kiểu "dã chiến" như hình bên dưới chắc cũng đạt hiệu quả như ý muốn


Một Homemade Sprinkler đơn giản nhưng cũng tạm đủ dùng


3. Homemade Water Plant Feeder Spikes
Thay vì tốn tiền mua loại Aqua Bulb waters plants bán ở tiệm vừa hao tiền mà dung tích lại nhỏ, không chứa được bao nhiêu nước.   Có thể tự làm bình tưới nước tự động như hình bên dưới.

Nguyên tắc căn bản rất đơn giản.   Gắn chặt miệng bình vào một ống nhọn và nhỏ đầu rồi cắm xuống đất.  Nước sẽ thấm từ từ xuống khi đất khô.  Phần không khí trong đất sẽ theo ống tràn vào bình, đẩy phần nước trong bình thay thế khoảng trống trong đất.   Khi đất đủ ẩm, nước sẽ ngưng thấm xuống đất.   Với cách này có thể giúp cho đất trong chậu được giữ ẩm lâu hơn, không cần phải tưới thường xuyên


Có thể dùng ngoài vườn những nơi cần thêm độ ẩm thường xuyên hơn.   Lưu ý là ở bên ngoài vườn cần nhiều độ ẩm hơn nên cần cắt phần đáy chai để dễ dàng và nhanh chóng đổ đầy nước vào các bình chứa.  


4. "Hầm" Chứa Nước
Gọi là "hầm" vì được đặt ngầm dưới đất, chứ không phải vì dung tích lớn.  Nguyên tắc rất đơn giản, cũng tương tự như khi dùng cách Water Plant Feeder Spike đã nhắc ở trên.  Nhưng thay vì đặt ngược chai thì lại chôn chai sâu dưới đất.

Cách làm cũng đơn giản.   Tìm một vỏ chai có kích thước vừa mức, dùi thật nhiều lỗ thủng chung quanh thành chai.   Đào đất chôn chai ngập xuống đất, chỉ ló phần miệng và cổ chai lên trên mặt đất.  Lèn đất chung quanh thật chặt.   Đây là điểm rất quan trọng, vì nếu có khe hở giữa thành vỏ chai và đất thì nước sẽ theo các khe hở đó thấm ra ngoài rất mau.   Đổ nước cho ngập miệng chai.  Nếu đất khô, chịu khó tưới cho đến khi ngưng mà miệng chai vẫn ngập đầy nước.  Nghĩa là chai đã chứa đầy nước.

Một khoảng thời gian sau, khi đất bắt đầu hơi khô, phần đất chung quanh vỏ chai sẽ "co" lại, tạo khe hỏ giừa thành chai và đất, không khí sẽ theo đó mà tràn vào các lỗ dọc thành chai, đẩy một phần nước trong chai tuôn ra thấm vào làm ẩm đất.  Khi đất ẩm đúng mức sẽ "giãn" ra, khép kín khe hở giữa thành chai và đất, giúp nước trong chai ngưng tuôn ra.  Cứ tuần tự như thế cho đến khi nước trong chai cạn hết.   Trong thời gian đó, phần đất chung quanh chai sẽ luôn ẩm giúp cung cấp nước cho rề phát triển tốt.  Ngoài ra, nhờ có sự luân chuyển giữa nước và không khí sẽ giúp cho rề cây hấp thụ thêm được dưỡng khí (khí oxygen) và có nơi loại bỏ được tạp khí (khí carbonic).  Nhờ thế mà cây sẽ phát triển tốt hơn.

Thông thường nhiều khi dù đã tưới ướt nước ở trên mặt, nhưng đất bên dưới vẫn khô vì nước không thấm đủ làm ướt phía bên dưới mà chỉ tràn lan ở phần mặt trên.   Rễ cây thiếu nước sè khó phát triển tốt, kết quả thu hoạch kém.   Người làm vườn cũng không thể biết chính xác mức độ khô của đất

Còn với cách nầy, người làm vườn chỉ cần nhìn mực nước trong chai là có thể biết được đất khô hay ướt và biết khi nào cần tưới nước.   Họ chỉ cần đổ nước sao cho ngập đầy miệng chai là bảo đảm cung cấp đủ nước cho cây trong vòng vài ngày (đến khi nước trong chai cạn).  Nếu muốn tiện hơn, có thể thả một phao nổi trong lòng chai.   Tùy theo mức nổi của phao mà biết khi nào cần tưới nước.   Nếu sợ bị muỗi, có thể bọc miệng chai bằng một lớp lưới mỏng. 




Đây là một hình chụp ứng dụng trong thực tế nguyên tắc tưới nước dùng "hầm" chứa nước ở trên.   Họ chôn rải rác một số chai nước (đã đục nhiều lỗ đều khắp mặt chai) quanh khu vực trồng cây để giữ cho đất phía bên dưới luôn ẩm giúp cây phát triển tốt.  Khi tưới cho ướt mặt đất, đồng thời đổ cho nước ngập đầy miệng các chai nước.  Như vậy phần đất bên dưới cũng đã đủ độ ẩm cho đến khi nước trong các chai cạn hết.  Lúc đó, các chai nước sẽ có tác dụng như ống thoát hơi, cung cấp dưỡng khí cho rễ cây và giúp thải thán khí từ bên dưới đất lên trên mặt đất


Các loại thùng Earthbox cũng áp dụng cách tương tự, nhưng làm "hầm" chứa nước (water reservoir) nằm ngang ở đáy chậu rồi gắn thêm một ống thẳng đứng lên trên, vừa dùng để thông khí, vừa để giúp đổ nước vào "hầm" chứa mau lẹ và đúng mức.   Ngoài ra, còn có thể thả phao nổi vào ống để biết chính xác mức độ nước còn chứa trong "hầm" ngầm ở đáy chậu.



Bên dưới là hình minh họa để hiểu rõ  hơn cấu trúc của loại Earthbox đã nhắc đến ở trên.   Khi đổ nước vào ống, nước sẽ chẩy trực tiếp xuống phần "hầm chứa nước" (water reservoir) ở phần đáy.   Nước sẽ được phần đất tiếp xúc với "hầm chứa nước" hút lên từ từ làm ẩm toàn bộ đất trong earthbox giúp rễ cây luôn có đủ nước để sinh trưởng tốt.  Có thể xem cách tự làm Sub-Irrigated Planter (Earthbox) tại nhà trong bài viết Sub-Irrigated Planter @ Wikipedia
Tứ Diễm tình cờ đọc thấy được bài viết của cô Bình Châu tại Việt Nam cũng áp dụng theo các nguyên tắc nầy khi trồng cây trong chậu (không đục lỗ ở dưới đáy mà đục lỗ thoát nước bên thành chậu).

Thay vì chôn dựng đứng các chai nước hay dùng hai lớp chậu, cô Bình Châu đặt các chai nước (đã khoan lỗ khắp thành chai) nằm ngang ở đáy chậu làm thành "hầm" chìm.  Tương tự như loại Water reservoir trong Earthbox ở trên.   Mỗi chai đặt cách nhau một khoảng để đất sẽ phủ kín quanh chai, giúp hút nước từ trong chai mỗi khi đất chung quanh chai khô ráo.    Ngoài ra, cô Bình Châu còn đặt thêm vài vỏ chai trống cũng khoan thật nhiều lỗ và miệng chai gắn với lỗ hổng ở thành chậu để làm ống cung cấp dưỡng khí cho rễ cây và cũng là nơi để thải bỏ thán chất.   (Trong Earthbox, ống nhựa thẳng đứng cắm vào phần Water Reservoir cũng có tác dụng tương tự).  Những vỏ chai trống nầy phải nằm cao hơn các bình chứa nước.  Miệng những lỗ thoát hơi cần cao hơn miệng lỗ thoát nước.

Ưu điểm của cách làm nầy là đơn giản, không tốn kém.  Ai cũng có thể tự làm, không cần phải là "handy man", không cần phải dùng các dụng cụ gì khác ngoài những vỏ chai, hộp nhựa cũ.  "Hầm chứa" đựng được nước mà lại không ảnh hưởng đến rễ cây, có thể dùng trồng cho đa số các loại cây trong nhà hay ngoài vườn.   Rất phù hợp với những gia đình trồng rau trong chậu để ở balcony, lối đi, mảnh sân hẹp, hay treo dọc hàng rào, bờ tường.  Vì họ trồng rau ngắn hạn, sau mỗi đợt lại làm đất nên có thể thay các "hầm chứa" nếu thấy bị nghẹt vì đất, rễ cây.   Nhờ có các "hầm chứa" và bình không làm ống thông khí nên rau mọc tốt mà không phải tưới nước mỗi ngày cho dù thời tiết nóng cỡ nào.   Đây là ưu điểm nổi bật của kiểu chậu nầy của cô Bình Châu.

Khuyết điểm của cách chôn các chai nước nằm sát đáy chậu là cần phải tưới lâu đủ đến khi nước thoát ra khỏi vòi thoát nước ở thành chậu, nghĩa là nước đã thấm vào "hầm chứa".  Vì là "hầm chìm" nên chỉ phỏng đoán, không thể biết chính xác lượng nước trong các bình chứa.  Nếu lâu ngày, các lỗ trên thành chai bị bít, nước có thể không thấm xuống ngập  toàn bộ "hầm chứa" mà đã tuôn tràn theo lỗ thoát nước chẩy ra ngoài

Cũng có thể gắn vòi nước vào lỗ thoát hơi bên thành chậu, nước sẽ theo vỏ bình trống không thấm xuống phần dưới đáy chậu và thấm vào các bình trong "hầm ngầm".  Tuy nhiên nếu các lỗ trên thành các bình trong "hầm ngầm" bị đất bít chặt thì nước cũng khó thấm xuống ngập toàn bộ trong lòng các bình chứa đó.

Cách cải biến là gắn thêm một ống thẳng thông vào "hầm ngầm" để vừa thông khí, vừa giúp biết được mức độ nước nhờ một phao nổi thả trong ống.   Khi tưới, có thể cho nước theo ổng chẩy trực tiếp xuống phần "hầm ngầm".   Như vậy có thể tận dụng tối đa sức chứa của "hầm ngầm", kéo dài thời gian giữ ẩm cho rễ cây được lâu hơn.


5. Chậu Trồng Cây
Với các loại củ dễ trồng như hành, có thể chỉ cần cắt ngang miệng chai.  Cho chút đất, đổ chút nước, đặt củ hành (onion) hay gốc hành lá (green onion) vào là xong


 

Có thể dùng hai phần ba vỏ chai nước làm bình đựng nước để ngâm các cành rau húng quế, ngò om, ngò gai, sả, rau răm, cây lá lốt, cây lá cẩm, vv.. vv.. chờ ra rễ rồi giâm xuống đất. 

Nếu có củ khoai lang hay khoai tây mọc mầm, có thể xiên vài cây tăm chung quanh củ rồi gác củ nằm trên miệng nửa chai nước sao cho một góc củ khoai nhúng xuống nước.  Rễ sẽ mọc về hướng đáy chai và hút nước.   Vậy là ít lâu sau sẽ có những dây khoai trang trí trong góc bếp nhìn cho vui mắt.


Cách đây vài năm, Tứ Diễm xin được một ít gốc cây hoa Súng.  Theo dự tính lúc đầu, Tứ Diễm định đào một hồ nhỏ phía cuối vườn để thả cây Súng nhưng đào được một phần rồi lại bỏ dở.  Thứ nhất vì nơi đó không nhiều nắng, trồng Súng sẽ không mọc tốt và nở hoa.  Thứ hai là Tứ Diễm ngại sẽ bị muỗi vào hồ đẻ trứng sẽ nguy hại cho sức khỏe mọi người.   Thứ ba là cần phải đào rất sâu thì mới tạm đủ để cây Súng sống được qua mùa Đông, mà khi đào sâu xuống lại đụng trúng phần đá  cứng, e là với sức của Tứ Diễm khó mà đào tiếp được.  Vì vậy, Tứ Diễm trồng Súng trong chậu nước lớn đặt trong vườn vào mùa Hè.  Khi cuối Thu, Tứ Diễm mang gốc Súng đặt vào một bình nước loại 25L đã cắt miệng.  Chỉ cần đổ ít nước để giữ đất trong bình ẩm thì có thể nuôi gốc Súng đó trong nhà suốt mùa Đông và Xuân.  Khi thời tiết ấm áp, Tứ Diễm lại mang gốc Súng đó thả vào chậu nước để cây mọc xanh tươi suốt mùa Hè.

Với những loại cây khác, có thể làm loại Self Watering Mini Pot như hình bên dưới.   Cắt đôi chai nước lọc, xuyên thủng nhiều lỗ quanh vùng cổ chai và nút chai.  Vặn nút chai cho chặt.  Lèn đất vào phân nửa trên cho chặt, gieo hạt vào đất.   Đổ nước vào phân nửa dưới.   Đặt phân nửa trên vào, phần miệng chai hướng xuống dưới.   Nước sè thấm từ từ vào đất giúp đất luôn ẩm ướt cho đến khi phần nước ở đáy chậu cạn.   Khi đó cần tưới cho nước ngập phần đáy chai.


Cách làm nầy dựa theo nguyên tắc Sub-Irrigated Planter (SIP) được miêu tả trong hình bên dưới


Xem thêm hình minh họa phía bên dưới chắc sẽ dễ hiểu cách làm hơn.  Có thể áp dụng cho nhiều loại chai / bình kích thước lớn nhỏ tùy ý.  Với các chai nhỏ, có thể nhấc phần trên lên để đổ thêm nước khi cần.  Với các loại bình dung tích lớn, có thể cắm thêm một ống xuyên thẳng từ trên xuống phần nước  ở đáy bình.  Khi cần châm thêm  nước, chỉ cần đổ nước theo ống dẫn đến gần mức lỗ thoát nước (water overflow hole) là xong.  Khỏi phải nhấc phần trên lên sẽ nhẹ nhàng gọn lẹ hơn

Trong thời gian đầu khi đang ươm hạt, có thể giữ ẩm bằng cách đậy miệng "chậu"


Có thể áp dụng loại "chậu" nầy cho nhiều loại cây và hoa khác nhau, chẳng hạn như trong hình bên dưới 


Có thể dùng các loại bình nước loại 2L, 5L hay lớn hơn để làm Self Watering Plant Pot.   Cách làm cũng tương tự như trên.   Nếu trồng ngoài trời, nên đục một lỗ thoát nước trên thành "chậu" để không bị úng rễ nếu mưa dầm.  Có thể treo các chậu cây nầy dọc theo bờ tường, hàng rào nếu không muốn choán chỗ dưới đất.

Với các loại cây cần nhiều độ ẩm, khi trồng ngoài vườn, Tứ Diễm dùng những bình nước loại lớn.   Cắt phần phía trên dùng làm nắp đậy nhằm giữ độ ẩm.  Phần dưới dùng để đựng đất trồng cây.  Nếu muốn yên tâm, có thể đục lỗ phía bên thành bình để nếu trời mưa nhiều, phần nước dư sẽ theo lỗ thoát nước ra ngoài, cây sẽ không bị ngập nước.


6. "Vòm"  Ươm Cây
Ở ngoài tiệm thường có bán các loại "dome" bằng thủy tinh hay nhựa trong để úp vào các chậu cây, giúp giữ độ ẩm cho đất.   Với các loại chậu nhỏ, có thể tự làm bằng cách cắt nửa phần đáy chai nước ngọt 2L.  Nên lưu ý tùy theo độ ẩm, có khi cần đục lỗ trên đáy bình để thoáng khí


 Cũng có thể dùng phân nửa kia làm 'vòm".  Có thể mở nắp cho thoáng khí khi cần.  Muốn kín hơi thì vặn nắp chặt


Thay vì dùng chai nước ngọt 2L, với các loại hạt cần ươm trước trong nhà, Tứ Diễm cắt một phần phía trên chai nước suối (chỗ gần hơi cong).  Dùng dùi đục thủng nhiều lỗ quanh miệng và nắp chai.  Dùng giấy báo loại láng cuốn thành ống tròn, xếp phần dưới lại như kiểu gói đầu đòn bánh tét, đặt lọt vào phân nửa dưới chai nước, đổ đất trộn peat moss vào hai phần ba chai nước.  Tưới nước cho đất thật ẩm, rắc hạt xong đậy phần phía trên che kín miệng chai.  Như vậy là đã hoàn tất một cái "super mini green house" để ươm hạt rồi đó.   Hiện giờ Tứ Diễm không có sẵn hình, khi khác Tứ Diễm sẽ mang hình vào sau nha

Độ ẩm sẽ giúp các hạt giống nẩy mầm nhanh chóng.   Khi cây lớn hơn, mở nắp che phía trên để không khí, ánh sáng lọt vào chai giúp cây sinh trưởng tốt.   Lúc cây đã đủ lớn để mang ra vườn, chỉ cần kéo phần giấy báo lót trong chai nước, toàn bộ phần đất bao quanh rễ cây sẽ nằm gọn trong giấy báo.  Có thể đặt nguyên cả bầu đất xuống lỗ đã đào ngoài vườn hay trong chậu lớn ngoài vườn, khi đó mới rạch giấy báo để rễ cây có thể mọc lan ra vùng đất chung quanh.   Có thể đặt thêm chai đã đục nhiều lỗ thủng vào gần chỗ trồng cây, làm thành một "hầm" chứa nước loại đứng như trong cách đã viết ở trên để cung cấp nước cho rễ cây mọc tốt hơn.


7.  Bình Cắm Hoa
Có thể trang trí cho một góc vườn bằng các loại bình cắm hoa tươi như hình bên dưới.   Hay có thể thay thế bằng các bình Self Watering Plant Pot đã nhắc đến ở trên để trồng các loại hoa hay rau dọc theo tường mà không cần phải thường xuyên tưới nước mỗi ngày

 

8. Vườn Treo 
Cũng áp dụng cách Self Watering Plant Pot ở trên, nhưng cải biến hơn một chút. dùng hệ thống tưới nước tự động.   Nước từ máng nước bên dưới được máy bơm hút vào máng ở trên, nước sẽ theo các vòi chẩy xuống tưới các chậu hoa ở hàng trên.   Khi đất đã ướt, nước dư sẽ chẩy theo bình dưới đáy chậu thấm ướt đất trong chậu hoa ở hàng thứ hai.  Tiếp tục cho đến hàng cuối, phần nước dư sẽ chẩy vào máng hứng bên dưới.   Vòng tuần hoàn tưới nước đó sẽ chuyển động nhanh chậm tùy theo loại cây.  Tất cả sẽ được tự động hóa theo sự điều khiển của máy móc




Nếu cách làm ở trên quá phức tạp cho người làm vườn không chuyên nghiệp, chúng ta cũng có thể tự làm các "Vườn Treo" đơn giản như vầy


 Hay là đặt các chai nước ngọt nằm ngang


Đây cũng là một kiểu Vườn Treo đơn giản, chỉ dùng các vỏ chai mà tạo thành.   Nhìn cũng đẹp mắt lắm chứ



Có thể tự làm theo cách giản dị dễ làm như vầy nè.  Khoét đáy chai, luồn phần miệng chai thứ hai vào lỗ vừa khoét.  Nhớ đục nhiều lỗ quanh vùng cổ và nắp chai nằm lọt trong đáy chai thứ nhất.  Tiếp tục làm như vậy.  Nghĩa là khoét đáy chai thứ hai, luồn miệng chai thứ ba vào đáy chai thứ hai.  Như vậy có ba chai nước kết thành một chuỗi chậu hoa thẳng đứng giống trong hình.  Khoét một lỗ rộng vừa đủ ở một bên vỏ chai.  Đổ đất vào phần dưới, rắc hạt giống rau, giữ đất ẩm.   Treo lên tường hay lên cây là đã có một "vườn treo" để trồng rau vừa sạch vừa gọn rồi hén.  Khi tưới, chỉ cần đổ nước vào chai phía trên, phần nước dư chẩy xuống chai thứ hai bên dưới, rồi thoát xuống chai thứ ba dưới cùng.  Phần nước dư từ chai cuối sẽ chẩy xuống các chậu cây đặt trên mặt đất, ngay dưới mảnh "vườn treo".


Có thể treo nhiều chuỗi chai như vậy thành những hàng dọc song song với nhau dọc hàng rào, bờ tường.  Nếu muốn giữ đất trong các bình luôn ẩm mà không phải tưới thường xuyên, có thể làm một bình chứa nước lớn đặt phía trên cao, ở đáy bình có những ống dẫn nước nhỏ gắn chặt xuống phần đất trong các chai nước.  Khi đất trong các chai khô, nước từ bình chứa sẽ tự động nhiễu xuống theo các ống dẫn nước làm ướt đất trong chai.  Thỉnh thoảng chỉ cần đổ đầy nước vào bình chứa phía trên cao là xong.

Hình bên dưới là một cách làm bình chứa nước với các ống dẫn nước nhỏ giọt để làm ướt các chậu cây trong "vườn treo".   Chỉ cần đặt bình chứa nước nầy cao hơn chậu cây cao nhất trong "vườn treo", rồi cắm đầu mỗi ống dẫn nước nhỏ giọt vào bầu đất trong mỗi chậu cây là xong, không cần phải tưới "vườn treo" mỗi ngày.  Chỉ cần đổ đầy mỗi khi bình chứa gần cạn nước.




9. Bình Đựng Thức Ăn Cho Chim
Đã lo vụ trồng hoa, trồng rau cho người rồi, cũng không quên lo cho các vị "khách không mời mà ghé" thăm vườn mỗi ngày là nhiều loại chim khác nhau.  Ở ngoài tiệm có bán nhiều loại bình đựng thức ăn, nhưng không phải loại nào cũng hữu dụng.   Tứ Diềm mua một loại bằng gỗ làm như hình ngôi nhà có mái, vách bằng kính nhìn xinh xắn dễ thương.   Nhưng hỡi ơi đổ đầy thức ăn, đem treo ngoài vườn, đi vắng nhà ba ngày về thấy hết sạch trơn.   Tứ Diễm ngạc nhiên vì không nghĩ chỉ có ba ngày đám chim ăn hết nổi số lượng thức ăn nhiều như vậy, nhưng cũng đổ đầy.  Sáng sớm hôm sau ra vườn thì bắt quả tang, "thủ phạm" là chàng sóc đen.   Hóa ra anh chàng đã ăn hết toàn bộ thức ăn chứ không phải bầy chim.   Điều đó cho thấy người chế ra loại "nhà" đựng thức ăn đó đã sơ sót không nghĩ cách để ngăn không cho sóc phá và ăn vụng.  Và Tứ Diễm cũng sơ ý không nghĩ đến việc phải tự gắn thêm lưới sắt để ngăn không cho sóc có chỗ để phá

Trong hình bên dưới, bên góc tay phải là một kiểu bình đựng thức ăn cho chim dùng vỏ chai, cách làm đơn giản mà hữu dụng.  


Tứ Diễm cũng đã làm một vài kiểu bình đựng thức ăn từ các loại vỏ chai nhựa để xem đám sóc còn phá được hay không/  Phía trên bình, Tứ Diễm gắn thêm một mái che vừa để che mưa nắng cho chim, vừa để đám sóc không thể leo theo dây ngược xuống mà phá phách được lại vừa để trang trí nhìn cho vui mắt  hơn.

Đây là kiểu Bird Feeder do Tứ Diễm vừa làm xong.  


Ngoài ra Tứ Diễm còn làm thêm vài kiểu khác nữa như trong hình bên dưới.   


Và đây là kiểu Homemade Bird Feeder #5 do Tứ Diễm tự nghĩ ra theo ngẫu hứng bất chợt.   Kiểu nầy nhìn như một loại Planter thích hợp trồng những loại hoa mùa Hè có mầu sắc tươi thắm nên có thể vừa làm Bird Feeder vừa làm Planter trang trí cho mảnh vườn thêm phần vui mắt trong những ngày nắng ấm khá ngắn ngủi ở nơi đây.


Đồng thời sis Ngọc Mỹ cũng tự làm  hai kiểu Bird Feeder từ vỏ chai nước.  Tứ Diễm còn sưu tầm thêm được vài kiểu Bird Feeder khác nữa.   Mời xem thêm hình ảnh và chi tiết trong bài viết DYI - Homemade Bird Feeder  

10.  Bình Đựng Nước Cho Chim
Đã đãi ăn thì cũng phải mời nước.  Trong hình bên dưới là loại bán sẵn.  Nhưng chúng ta có thể dễ dàng tự chế ở nhà.   Dùng một chai nước lọc, gắn nắp chai vào một đìa nhựa nhẹ.   Treo ngược chai như trong hình.  Ở xung quanh cổ chai đục vài lỗ nhỏ để nước rỉ xuống đĩa hứng.   Đơn giản quá, phải không hở?    Tứ Diễm đã có một bồn nước (Bird Bath) đặt ngoài vườn nên không cần phải làm các bình đựng nước nữa


Còn đây là kiểu đơn giản do Tứ Diễm tự làm.   Ba tấm phía trên là bình đựng nước cho chim uống.   Hai tấm dưới là hai kiểu Homemade Bird Feeder do Tứ Diễm tự làm.


Như đã nhắc đến ở trên, chỉ với một ít vỏ chai nhựa phế thải, tùy theo ý thích mà chúng ta có thể chế biến ra những vật dụng hữu dụng.  Bên dưới là bốn kiểu Bird Feeder do Tứ Diễm tự chế biến dựa theo những loại vật liệu có sẵn ở nhà


Và đây là kiểu Homemade Bird Feeder #5



11. Mini Bottled Green House
Một loại "mini green house" khá độc đáo hén

 

12.  Bottled Green House
Thêm một kiểu "green house" nữa, cũng dùng vỏ chai nhựa để làm.  Trong hình dùng loại chai nước ngọt mầu xanh lá cây (green) để lợp tường và mái cho "Green House".   Vậy đúng là "green house" cả nghĩa đen lần nghìa bóng, phải không hở?



13.  Đế Lót
Tứ Diễm thường giữ lại các loại nắp chai đủ kích thước.   Không phải để bán ve chai hay làm xâu chuỗi để đeo.  Nhưng chính những cái nắp chai nhựa nầy đôi khi rất hữu ích.  Chẳng hạn như khi đặt các loại giá đựng cây, Tứ Diễm lótdưới mỗi chân một nắp chai nhựa vậy là yên tâm khỏi lo làm hư phần sàn nhà hardwood floor. 


14. Pot Fillers
Có những loại cây trồng trong chậu không thích ướt rễ nhưng lại thích có độ ẩm trong không khí, chẳng hạn như các chậu lan.  Tứ Diễm lại làm biếng, không đủ siêng để mang từng chậu đi ngâm nước, để ráo rồi xếp vào chỗ cũ.  Do đó cách dễ nhất là rải sỏi hay các nắp chai để úp xuống ở phần đáy chậu.  Và đặt thêm trên đĩa hứng bên dưới.  Như vậy nước dư thoát ra rơi xuống đĩa sẽ không làm ướt rễ lan, nhưng sẽ bốc hơi nước giúp lan có thêm độ ẩm

15. Chậu Trồng Ngò Om
Với những loại cây vừa ưa độ ẩm vừa ưa nước như ngò om (ngổ), Tứ Diễm dùng phần dưới một bình nước lớn, cho đất và nước sền sệt, cắm những nhánh ngò om vào.  Sau đó bọc kín bằng bao nylon trong suốt.  Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng ngò om mọc rất xanh tốt.

16. Vườn Rau Vỏ Chai
Chỉ dùng toàn những vỏ chai để làm thành vườn rau nhìn rất ngăn nắp.  Đây là hình chụp một vườn rau bên Philippines


Thêm một cách xếp các vỏ chai thành mảnh vườn trồng rau đơn giản


17. Quả Tạ
Gọi là "quả tạ" nghe cho có vẻ nặng ký.  Thật ra Tứ Diễm chỉ dùng như vật nặng chèn thêm vào đáy các chậu cây để trọng lực nằm ở phần đáy, giúp chậu cây đứng vững cho dù trời trở gió mạnh.   Nhất là vào mùa lễ cuối năm, khi làm các chậu trang trí đặt bên ngoài, phần trên chậu sẽ gắn nhiều nhánh cây Birch vươn cao cùng những thứ trang trí khác làm cản gió nên  chúng ta cần dằn cho đáy chậu nặng đủ để không bị gió thổi xô ngã chậu.

Cách làm rất đơn giản.  Đổ cát đầy vỏ chai, đậy nắp lại là xong.  Tùy theo trường hợp mà dùng nhiều hay ít "quả tạ".   Ngoài ra khi xây các thứ dùng xi măng, phần xi măng còn dư trước sau cũng phải bỏ, đổ vào vỏ chai, khi khô là có một "quả tạ" xi măng rồi đó.   Một công đôi chuyện, không bỏ phí xi măng mà cũng khỏi phải lo tìm chỗ liệng bỏ.  Những quả tạ xi măng nầy còn có thể dùng như trục lăn, giúp di chuyển các vật nặng dễ hơn

Khi đi cắm trại, dù đã cắm cọc lều xuống đất thật chắc nhưng nếu muốn chắc chắn hơn, sẵn có những vỏ chai nước uống đổ thêm cát, đá hay đất cho chặt rồi dằn thêm chung quanh cũng giúp tăng lực kéo giúp lều đứng vững.


18. Đĩa Đựng Xà Bông
Thỉnh thoảng khi mấy chậu cây trong nhà bị đám rệp trắng phá, Tứ Diễm không dùng bình xịt vì không muốn nước xà bông rơi xuống sàn gỗ.  Tứ Diềm hòa một ít xà bông rửa chén với nước lạnh, dùng Q-tip bôi lên những chỗ bị đám rệp phá.   Sau đó tưới nước cho sạch.  Đây là cách trị tạm khi bận rộn.  Lúc nào rảnh (và siêng) sẽ đem chậu cây đi ... "tắm" sạch sau

19.  Đĩa Đựng Nước
Ở vườn sau nhà đến khi trời ấm thường có một chú thỏ xám nhởn nhơ tung tăng dạo chơi trong vườn.  Năm nào cứ đến khi trời ấm là lại thấy chú ta tha thẩn trong vườn.  Riết rồi quen.  Chú ta cũng dạn dĩ, không bỏ chạy khi thấy Tứ Diễm nữa.  Đến nay cũng chưa thấy chú ta phá phách gì, chỉ ăn ít lá cây, gặm những trái táo rơi dưới gốc.  Chỉ khi hoa Tulips nở, có một số hoa bị cắt (hay cắn ?) đứt ngang.  Không biết sóc hay thỏ là "thủ phạm", Tứ Diễm chưa thấy tận mắt nên không có câu trả lời.

Trở lại việc dùng vỏ chai nhựa nha.  Sau vườn khi ấm, Tứ Diễm đặt một Bird Bath để đám chim và sóc có thể uống và tắm tùy ý.   Ngoài ra còn có một chậu trồng Súng, thay nước thường rất sạch nên đám chim tha hồ thỏa thích tắm trong đó.  Nhưng Bird Bath và chậu Súng đều cao, do đó, Tứ Diễm dùng phần đáy chai nước loại lớn làm đĩa đựng nước, đặt ở một góc để chú thỏ có thể uống nếu khát.   Khi tưới nước cho hoa, Tứ Diễm sẽ đổ thêm nước vào đĩa.   Nhưng có lẽ năm nay Tứ Diễm sẽ làm một bình đựng nước kiểu cho chim, nhưng đặt dưới đất, như vậy sẽ tiện hơn vì nước ít bị bốc hơi, luôn có sẵn cho chú thỏ uống

20.  Homemade SIP
Gọi tên vậy nghe cho lạ tai thôi, thật ra đây cũng là một cách Tứ Diễm chế biến dựa theo nguyên tắc bình thông nhau mà các phương pháp đã nhắc đến ở trên là Sub-Irrigated Planter hay Earthbox vẫn áp dụng.

Khi đi học trong trường, chắc hẳn chúng ta còn nhớ Thầy Cô có dậy về nguyên tắc bình không nắp thông nhau mà hén.  Đó là khi các bình nhưng nối thông phần đáy liền nhau thì khi đổ nước vào một bình dâng đến mức độ nào thì ở các bình khác nước cũng dâng cao cùng mức đó, bất kể là bình to cao rộng hẹp ra sao.   Bình thông đáy phổ biến nhất là dạng hình chữ U.    Nếu để ý sẽ thấy có rất nhiều thứ trong đời sống thường ngày áp dụng theo nguyên tắc nầy, chẳng hạn các ống nước dưới bồn rửa chén, rửa mặt đều có một đoạn thấp trũng xuống cong như hình chữ U.  Thậm chí trong toilet bowl cũng có đoạn cong hình chữ U.   Tại sao lại áp dụng nguyên tắc nầy vào các thứ đó?   Đơn giản là khi nước chẩy xuống ống sẽ có một phần đọng lại trong đoạn ống hình chữ U đó.   Cách chế tạo nầy dùng nước làm vật cản để các loại khí (kể cả các khí có mùi hôi) không thể bay ngược lại làm hôi bếp, hôi nhà tắm.

Thông thường các chậu cây thường có một hay nhiều lỗ ở giữa để thoát nước.  Ưu điểm là không lo bị úng rễ.  Khuyết điểm là nước và các chất dinh dưỡng cho cây bị thoát ra ngoài khi tưới, không giữ lâu trong đất.

Thay vì làm "hầm chứa" hay water reservoir, Tứ Diễm dựa theo các nguyên tắc căn bản của loại Homemade SIP theo cách sau đây.   Tứ Diễm che lỗ thủng ở đáy chậu bằng cách đặt úp một vỏ chai nhựa, một hộp nhựa, hay thậm chí một chậu cây nhựa tùy theo kích thước và độ sâu của chậu hoa.    Vỏ chai, hộp nhựa hay chậu cây nhỏ úp ngược đó có tác dụng cản không cho nước trong chậu chẩy ra theo lỗ ở  đáy chậu.   Nước tưới vào sẽ bị giữ lại đọng ở phần đáy chậu như một water reservoir hay "hầm chứa" nước. Ngoài ra, nếu kê đáy chậu cho không khí lưu thông, vỏ chai, hộp nhựa hay chậu úp ngược đó còn như một buồng chứa không khí, giúp thêm nhiều dưỡng khí có thể thấm vào đất cũng như giúp thán khí có thể thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Muốn phòng ngừa việc chậu bị ngập sũng đầy nước khiến cây bị úng rễ, Tứ Diễm chỉ cần khoan một số lỗ thủng ở phía gần đáy chai, hộp hay chậu đặt úp đó.   Khi nước ngập ở đáy chậu, dâng cao lên đến các lỗ thủng đó sẽ tràn ra ngoài.  Các lỗ khoan có tác dụng như lỗ thoát nước (water overflow holes).  Như vậy chậu giữ được độ ẩm lâu hơn, không lo bị úng nước mà cũng không cần phải chế biến gì thêm phía bên ngoài khiến nhìn xấu hay làm giảm đi sức bền vững của chậu.

Để dễ hình dung, Tứ Diễm vẽ một sơ đồ phác thảo như hình bên dưới



Để thông khí, thay vì đặt các "hầm chứa" dựng đứng bằng chai nước, Tứ Diễm dùng những đoạn ống nước tưới cây cũ.   Cắt thành từng đoạn phù hợp với kích thước chậu cây.  Khoan thủng lỗ dọc quanh ống nước.  Sau đó xiên các khúc ống nước đó vào chậu cây.   Số lượng nhiều ít tùy theo kích thước và số lượng cây trong chậu.   Miễn sao miệng ống cao hơn mặt đất trong chậu.   Như vậy không khí từ ngoài có thể theo ống vào phần đáy, và thán khí từ đáy có thể theo ống thoát ra ngoài mà không cần phải đục nhiều lỗ quanh thành chậu cây như cách của cô Bình Châu chỉ dẫn.   Khi tưới nước, có thể cho nước chẩy trực tiếp theo các ống đó.  Nước sẽ thấm đều vào chậu và được trữ trong phần đáy chậu.

Cách nầy có thể áp dụng cho các loại hanging baskets và planters.   Tuy nhiên với những loại cây không chịu được độ ẩm ướt thường xuyên, dùng phương pháp Self Watering Planter Pot sẽ tốt hơn

21.  Pot Borders
Không biết khi trồng cây trong chậu có ai gặp vấn đề nầy giống Tứ Diễm hay không.  Có lẽ tại Tứ Diễm làm biếng, thay vì thỉnh thoảng phải đổ đất trong chậu ra thay đất mới, trồng lại cây trong chậu.  Có những chậu cây khi trồng thêm hoa mới vào Tứ Diễm đổ thêm ít đất.  Cứ như vậy rồi đất trong chậu ngày càng cao, có khi mấp mé miệng chậu.  Khi tưới dễ bị tràn đất hay nước ra ngoài.   Đáng lẽ phải đổ đất ra trồng lại mới đúng, Tứ Diễm lười nên tìm cách "chữa cháy" tạm là cắt các vỏ chai nước ngọt 2L thành những miếng hình chữ nhật.   Sau đó cắm vòng quanh mép chậu.   Như vậy là đã có một hàng rào (Pot Borders) viền quanh chậu vừa cản nước vừa giữ đất lại vừa giúp chậu có thêm một cách trang trí không giống ai hết (hihi, phải tìm ra ưu điểm để bào chữa cho cái tật lười đó mà)


22. Trị Kiến
Từ sau khi quét sealer lên mảnh sân gạch sau vườn, Tứ Diễm đỡ nhức đầu với đám ... "giặc Kiến".   Coi như cũng bõ công giang nắng hén.  Dạo trước khi chưa quét lớp sealer, đám kiến thường hay làm tổ dưới đất rồi đùn cát trồi lên khỏi kẽ gạch, nhìn vừa mất thẩm mỹ, vừa khiến gạch dễ bị cỏ dại mọc len vào.   Tứ Diễm đọc trên mạng nghe nói dùng baby powder rắc các nơi có kiến, kiến sẽ bỏ đi.  Ngoài vườn nhiều gió, phấn rắc một thời gian lại bay mất hết.   Mà không lẽ mỗi lần thấy kiến lại chạy vào nhà mang chai baby powder ra.   Để nguyên chai ở ngoài thì e sẽ bị ẩm làm vón cục.

Tứ Diễm đổ baby powder vào chai nhựa, đục lỗ thủng ở nắp chai, khi cần rắc phấn rải lên các nơi thấy kiến bò để mời họ hàng  nhà kiến đi nơi khác.

23.  Làm Tổ Ong Giả
Thoạt nghe có vẻ buồn cười vì tổ ong có gì đẹp mà phải làm giả.   Thật ra với ai ưa làm vườn chắc cũng biết đến loại tổ ong giả làm bằng giấy bọc ngoài khung kim loại, dùng để treo ngoài vườn nhằm để ong khỏi làm tổ.  Không phải là có tẩm ướp hóa chất gì để đuổi ong, nhưng chỉ là một mẹo vặt đánh đòn "tâm lý" lợi dụng bản năng của loài ong là "rừng nào cọp nấy".   Khi đã có một tổ ong đã lập trong vùng thì trong khu vực lân cận gần đó sẽ không có tổ ong khác.  Theo kiểu "nước giếng không chạm nước sông".   Do đó, thay vì để ong đến làm tổ, người ta nghĩ ra mẹo treo các tổ ong giả để xí gạt đám ong thợ ngây thơ.   Đám ong đó tưởng là đất đã có chủ nên sẽ tự động tìm nơi khác lập nghiệp.

Tứ Diễm nghe đồn là như vậy, cũng không rõ thực hư vì hình như ở những vườn ong thiên nhiên hay nhân tạo thì cũng có nhiều tổ ong ở gần nhau.   Ngay trong vườn nhà trước khi làm lại mảnh vườn cũng có vài tổ ong làm góc nầy góc kia cách nhau cũng đâu xa lắm.  Tuy nhiên, coi như "có tin có lành", cứ nhắm mắt làm theo tính ra cũng vô hại.   Tứ Diễm không mua loại tổ bán sẵn, thứ nhất là vì làm bằng giấy không hợp để treo trong vườn, thứ hai nhìn mong manh quá coi bộ không bền, cứ mua thay mới hoài coi bộ hao tiền lãng xẹt.

Không mua thì tự làm.   Tổ ong vốn đâu có đẹp, ngay cả loại bán ở tiệm nhìn cũng chẳng bắt mắt cho lắm.  Tứ Diễm dùng một chai nước suối 500 mL, đổ đầy cát, cuốn giấy báo thành nhiều lớp bọc bên ngoài chai nước, xong dùng túi lưới loại đựng hành tây bọc bên ngoài cho tương tự hình dáng tổ ong giả bán ở tiệm.   Phía ngoài, Tứ Diễm dùng bao nylon mầu xám bao lại.  Như thế đã xong một cái tổ ong, đơn giản mà bảo đảm là bền gấp mấy chục lần so với loại làm bằng giấy.   Chỉ cần đem treo vài cái rải rác trong vườn ở những chỗ ong có thể thấy mà khách ghé thăm khó nhìn ra.  Đơn giản hơn đang giỡn hén.

Mà cũng lạ, lúc trước khi làm lại vườn thì vườn rất nhiều tổ ong.   Sau khi làm lại vườn, thỉnh thoảng phát giác có ong bắt đầu làm tổ là Tứ Diễm lại phải lo xịt nước mời bầy ong đi nơi khác xây tổ.   Từ sau khi làm các tổ ong giả treo vài cái trong vườn, dù mỗi ngày luôn luôn có rất nhiều ong bướm ghé vào vườn vì hoa mọc ngày càng tươi tốt và nhiều gấp bội lần so với lúc đầu mới làm lại nhưng không còn bị ong đến làm tổ nữa.

Tứ Diễm cũng không hiểu có phải nhờ các tổ ong giả nầy hay không.  Nhưng thấy đạt hiệu quả như ý nên vẫn giữ yên các tổ ong giả đó trong vườn. Các tổ ong giả tự làm đó rất bền.  Khi nào lớp bao nylon bên ngoài bị cũ rách, Tứ Diễm chỉ cần bọc lớp bao mới trùm ra bên ngoài là có một tổ ong mới để bầy trận nghi binh lừa đám ong nữa rồi.

24. Chổi Quét
Đi mua lẹ và chẳng bao nhiêu tiền.  Nhưng nếu thích, có thể tự dùng những vỏ chai nước ngọt 2L để làm một cái chổi quét như vầy nè.  Lồng vài lớp vỏ chai lại với nhau.  Lớp trên cùng thì cắt chỉ còn giữ khoảng 1/3 gần miệng chai.  Các lớp còn lại chỉ cắt phần đáy (giữ đáy làm món khác).  Cắt thành những đường thẳng song song.  Xén phía dưới cho bằng phẳng.  Đè dẹp thì thành cái chổi như trong hình



25. Outdoor Mini Portable A/C
Ở các vùng rất nóng vào mùa Hè, người ta có máy lạnh trong xe trong nhà.  Còn một số loài vật hoang dã ở ngoài nhiều khi rất khổ vì thiếu nước và nhiệt độ nóng bức.  Có những người nghĩ ra sáng kiến khá đơn giản mà hữu ích.  Họ đổ nước vào vỏ chai, để đông đá rồi đặt ở ngoài vườn nơi có bóng mát.  Các loài vật hoang ngoài vườn có thể nằm gần đó để dịu bớt cơn nóng, cũng có thể liếm nhừng giọt nước đọng ngoài chai cho đỡ khát

26. Solar Light Bulb
Theo lời góp ý của sis N.Anh, Tứ Diễm mang thêm info về một ứng dụng khác nữa.  Đó là dùng vỏ chai nước ngọt 2L để làm Solar Light Bulb.   Cám ơn sis N.Anh nhiều nha.

Bên dưới là vài hình ảnh, Tứ Diễm capture từ video clip do sis N. Anh giới thiệu (video không phải tiếng Anh).  Nhưng nếu tìm trong youtube sẽ thấy có nhiều video clip chỉ dẫn cách tự làm.  Loại Solar Light Bulb nầy có lẽ chỉ thích hợp với những nơi dùng mái tôn, không có lớp insulation che dưới mái giống như trong hình bên dưới.


Cách làm khá đơn giản.   Cần đổ xi măng vào 1 chai nước ngọt để làm mẫu, nhằm tránh làm hư chai nước ngọt dùng làm solar light bulb.  Vẽ một vòng tròn có đường kính bằng vòng lớn nhất của chai nước ngọt, và một vòng tròn nhỏ hơn 2 mm nằm bên trong.  Dùng loại kéo cong cắt kim loại cắt vòng tròn nhỏ, sau đó cắt những đường thẳng từ vòng tròn nhỏ đến mép vòng tròn lớn.  Bẻ các đường vừa cắt, xong luồn chai nước ngọt xi măng vào lỗ hổng vừa cắt. điều chỉnh sao cho vòng tròn khoét trên mái tôn vừa sát với vỏ chai.  Gỡ chai xi măng ra.  Bơm một vòng silicone gel vòng quanh chai nước ngọt (dùng một vỏ chai khác đã đổ đầy nước chưng cất có pha bleach, miệng chai cũng hàn kín bằng silicone gel trước khi đậy nắp).  Cho chai vào lỗ trên mái tôn, bơm và miết cho silicone gel phủ kín các khe hở.   Kiểm soát lại, mọi khe hở phải được phủ kín bởi silicone gel.   Vậy là xong.


---oOo---

Nói chung trong cuộc sống thường ngày, đôi khi đem áp dụng các điều đã học ở trường hay ở đâu đó vào thực tế cũng thú vị lắm chứ.   Vừa giúp mọi việc dễ dàng thuận tiện hơn, vừa giúp mình hiểu cặn kẽ hơn các điều lý thuyết đã học ngày trước.  Còn có nhiều ứng dụng khác nữa, hôm khác Tứ Diễm sẽ viết thêm sau nha



VÀI KIỂU ỨNG DỤNG ĐỘC ĐÁO

Óc sáng tạo của loài người quả thật rất phong phú.   Chỉ với những vỏ chai nước, nhưng một số người đã nghĩ ra cách kết hợp để tạo nên những kiểu thật lạ mắt.

1. Thành Giếng
Nhìn thật đặc biệt hén, nhưng không biết bền vững được bao lâu?  Và có thật sự hiệu quả hay không?   Nhưng nếu dùng để trang trí trong vườn làm thành một cái giếng giả thì cũng vui và lạ mắt


2. Túp Lều Vỏ Chai
Trong thơ văn nhạc thường hay nhắc đến "túp lều tranh".  Ở Bắc Cực, có những túp lều băng tuyết đặc biệt của người Eskimo.   Còn trong hình bên dưới là một túp lều kết bằng vỏ chai.  Nhìn khá lạ mắt, nhưng coi bộ hơi mong manh



3. Người Tuyết
Đã có "túp lều vỏ chai" thì cũng phải có thêm một căp người ... tuyết làm bằng vỏ chai nừa mới đúng điệu chứ.   Nhìn "chàng" và "nàng" coi cũng dễ thương, xứng đôi vừa lứa, phải không hở?


4. Quà Tặng
Dùng vỏ chai nước để làm hộp đựng các món trang trí nho nhỏ cũng là một cách tự làm quà tặng độc đáo trong dịp lễ


5.  Hộp Đựng Kẹo
Chỉ với những vỏ chai nước, sau khi trang điểm thêm một chút là đã có những hộp kẹo thật dễ thương lạ mắt và bảo đảm là không có tiệm nào bán


6. Ban Nhạc "Nắp Chai"
Đơn giản mà dễ thương và lạ mắt


7. Mở Tiệm
Ngày xưa chú Hỏa chỉ nhờ gánh ve chai mà sau đó trở thành người giầu nhất miền Nam.  Thời nay, chỉ với những vỏ chai nước nhưng cũng giúp cho người ta kiếm tiền làm giầu được nè.  Nhìn cũng đẹp và lạ mắt lắm chứ


8. Rising Moon Dome
Gần 7000 chai nước (PET water coolers) đã được dùng để tạo thành một kiến trúc rất độc đáo với tên gọi Rising Moon dome như hình bên dưới



9. Soda Bottle Canopy
Một "Canopy" thật đẹp và độc đáo
 

10. Bottled Walls
Vách hoàn toàn ghép bằng những vỏ chai nhựa


11. Xuồng Vỏ Chai
Đã làm lều được thì cũng có thể làm xuồng, phải không hở?   Nhìn độc đáo nhưng có ai dám chèo thử chiếc xuồng này ra giừa dòng sông không? 


12. Tường Nắp Chai
Người xưa dùng mảnh sành để khảm tường.  Hay dùng vỏ xà cừ khảm thành những bức tranh sơn mài thật mỹ thuật.   Đời nay đơn giản hơn, chỉ với những nút chai mà cũng có thể khảm thành một bức tường thật đẹp như trong hình.   Thật là đầy sáng tạo và kiên nhẫn





 Có lẽ còn nhiều ứng dụng khác nữa, nhưng tạm thời Tứ Diễm chỉ giới thiệu sơ qua như vầy thôi nha.   Khi khác, Tứ Diễm sẽ bổ túc thêm sau. 


Mời xem thêm các bài viết

17 comments:

Nguyen Quynh said...

Siêu sáng tạo sis ơi! Hôm nào rảnh em copy vài ứng dụng của sis nha

TuDiem's Corner said...

Sis Quỳnh ơi,

Sis cứ tự nhiên áp dụng, nếu có hình chụp cho Tứ Diễm xem với nha. Tứ Diễm vừa bổ túc thêm trong bài viết một số điều nữa đó

Nguyen Quynh said...

Em copy để dành, chắc vài tháng nữa mới thực hiện được. Khi nào có kết quả em sẽ gửi hình cho sis xem. Một người phụ nữ giỏi giang, chu đáo như sis luôn là động lực phấn đấu của em.

TuDiem's Corner said...

Sis Quỳnh ơi,

Cám ơn sis đã khen nha. Tứ Diễm vừa thêm vào bài viết một số ứng dụng dựa theo kinh nghiệm riêng, có thể không giống ai nhưng cũng khá hữu ích (ít nhất với riêng Tứ Diễm).

Nói nhỏ sis nghe, cũng nhờ nổi hứng bất tử viết bài nầy nên Tứ Diễm cũng đang tính sẽ làm lại đất trong một số chậu ngoài vườn sẵn để thay luôn các thứ đệm thêm vào chậu. Hy vọng là sẽ hoàn tất các việc trong mùa Hè năm nay. Giờ thời tiết vẫn trên dưới 0 độ C nên phải chờ đến giữa tháng 5 mới bắt đầu "lao động là vinh quang" được :)

Mưa và Sương Mù said...

chị sư phụ ơi... mấy năm vừa qua em cũng ứng dụng vài cách nhưng chị có thật nhiều cách. Em xin chôm của chị vài cách sử dụng nha chị. Cám ơn chị .

TuDiem's Corner said...

Sis Bumble Bee ơi,

Không có chi đâu sis, tụi mình học hỏi lẫn nhau mà. Sis biết cách gì khác thì chỉ cho Tứ Diễm học ké theo với nha

P.S. Chúc mừng sis gõ tiếng Việt có dấu được rồi nghen :)

N.Anh said...

Licht aus einer PET Flasche: http://youtu.be/kSpBCBH-9po
Chào Từ Diểm,
Tình cờ xem blog của Từ Diểm về cách Recycling chai PET nên gỏi bài này thêm . Phục tỉnh thần khoán đạt và nhìn xa của Từ Diểm.

TuDiem's Corner said...

Sis N.Anh ơi,

Dạ, cám ơn lời khen của sis. Cám ơn sis đã giới thiệu thêm một ứng dụng của vỏ chai nước ngọt nha. Tứ Diễm đã bổ túc thêm vào bài viết ở trên

Anonymous said...

Chị Tứ Diễm ơi, cho em hỏi thăm chút xíu, câu hỏi chỉ liên quan đến 1 phần nhỏ của bài viết thôi. :-)

Ngò om: trong bài viết chị nói có phải là rau om ăn phở ko ạ? :-) mình chỉ cần cắm những nhánh vẫn còn ít rễ dưới gốc vào chậu đất, tưới nước thật ướt, bao kín cả chậu lẫn rau om với bao nilon trong suốt rồi sau đó tưới nước 1 lần 1 ngày được ko chị?

mình phải để chậu rau om vào nơi nắng ấm phải ko ạ?

Ngò gai: Chị có thể cho em thêm kinh nghiệm trồng ngò gai bằng hạt được ko chị? Em có mua năm ngoái hạt ngò gai, cho vào chậu đất, tưới nước, cho ra nơi có nắng ấm nhưng ko thấy cây con nào hết luôn. Cả mùa hè năm ngoái em chờ hoài mà cây ko mọc nên năm nay chưa mua lại hạt giống. Em cám ơn chị nhiều. :-)

Hân

TuDiem's Corner said...

Sis Hân ơi,

Ngò om người Bắc gọi là rau Ngổ, là loại cho vào nồi canh chua kiểu miền Nam đó sis. Loại đó rất dễ trồng, sis mua vỉ rau ở chợ, lựa những nhánh có vẻ hơi già. Nếu thấy có chút rễ thì càng tốt. Nếu sis muốn chắc, cắt chai nước, cho chút nước ngâm các nhánh đó chờ rễ mọc mạnh hơn mới giâm xuống chậu đất nhiều nước sền sệt gần như sình vậy đó. Ngò om thích nắng nhưng lại rất cần độ ẩm nên Tứ Diễm thường bọc bao nylon loại trong (clear plastic nylon bag) để giữ ẩm mà vẫn có ánh sáng. Tùy theo độ ẩm ướt của đất, không cần phải tưới mỗi ngày, miễn sao giữ đất luôn ẩm ướt là ngò om mọc tốt. Tứ Diễm sẽ mang hình vào 1 bài viết riêng, sis ghé xem nha

Ngò Gai Tứ Diễm cũng giâm từ gốc thôi sis, vì hạt ngò gai phải tươi mới dễ nẩy mầm và trồng từ hạt tốn thời gian dài mà bên nầy mùa Hè rất ngắn. Tứ Diễm cũng mua vỉ rau ở chợ, lựa vỉ nào thấy còn chút mầu nâu ở gốc rau ngò gai mang về giâm nước hay đất thật ẩm thì sẽ ra rễ. Tứ Diễm sẽ viết thêm chi tiết trong bài viết riêng nha

Nguyen Quynh said...

Sản phẩm ứng dụng đã có rồi nha sis. Đó là củ khoai lang có rất nhiều mầm và ra rễ, nhìn vui lắm nhưng em không biết post hình. Khi nào rảnh sis viết bài chia sẻ cách sắp xếp công việc và việc nhà đi. Phục và yêu sis lắm

TuDiem's Corner said...

Sis Quỳnh ơi,

Cám ơn tình cảm sis dành cho Tứ Diễm nha. Sis giỏi nghen, mới đó mà đã có củ khoai mọc mầm và rề rồi hén, mùa Hè nầy tha hồ ngắm rau lang, đến cuối mùa sẽ có khoai ăn cho vui nữa.

Có nhiều cách post hình, dễ nhất là dùng DropBox, sis xem chi tiết trong bài Cách Post và Share Hình Dùng DropBox nha

Về việc sắp xếp công việc và việc nhà cũng tùy theo ý thích và thói quen của mỗi người mỗi gia đình nữa sis Quỳnh ơi, làm sao mà viết chung chung được, nhưng đây cũng là một ý hay, để khi nào có thời gian Tứ Diễm sẽ chia sẻ một vài mẹo vặt nho nhỏ rồi tùy ý mọi người chọn lựa. Sis có ý tưởng gì hay nhớ cho Tứ Diễm biết nha :)

Unknown said...

mèn đét quơi!!! sao mà chị giỏi quá!!!! Chúc chị ngày càng có nhiều sáng kiến tuyệt vời nhen!!!

TuDiem's Corner said...

Cám ơn lời khen của sis Trang nha. Mời sis thường xuyên ghé thăm góc nhỏ nầy nghen

khanh chicanh said...

Với các loại cây cần nhiều độ ẩm, khi trồng ngoài vườn, Tứ Diễm dùng những bình nước loại lớn. Cắt phần phía trên dùng làm nắp đậy nhằm giữ độ ẩm. Phần dưới dùng để đựng đất trồng cây. Nếu muốn yên tâm, có thể đục lỗ phía bên thành bình để nếu trời mưa nhiều, phần nước dư sẽ theo lỗ thoát nước ra ngoài, cây sẽ không bị ngập nước.

xem huong nha

thiet ke nha o

phong thuy van phong

phong thuy

Anonymous said...

hay, Chai Nhựa có nhiều ứng dụng qua

Post a Comment

 
;