Wednesday 8 May 2013

Mẹo Vặt - Giặt Quần Áo

"Hôm nay mùng 8 tháng 3
Tui giặt dùm bà cái áo của... tui"

Chẳng biết ai là tác giả hai câu dí dỏm đó, nhưng cho dù hôm nay hông phải "mùng 8 tháng 3" mà là mồng 8 tháng ... 5 hay là bất cứ ngày tháng nào đi nữa thì việc giặt quần áo cũng khó tránh khỏi được, ngoại trừ khi có khả năng để liệng bỏ mua quần áo mới thường xuyên mỗi ngày.





Có thể sẽ nhún vai vì "chuyện nhỏ như con thỏ" có gì mà phải bàn với luận.   Ấy thế nhưng biết đâu đấy?   Xin mời đọc tiếp theo nha....




Chắc hẳn ngay từ thuở biết tạo ra quần áo che thân, loài người đã phải làm quen với việc giặt quần áo rồi nhỉ.  Đương  nhiên cách giặt giũ thời xưa phải khác xa lơ xa lắc với cách giặt giũ hiện đại (và cũng hơi ... hại điện) thời bây giờ vì mọi thứ đã có máy giặt (washer) và máy sấy (dryer) lo dùm rồi.  Ngỡ đơn giản vì chỉ cần cho xà bông (nước hay bột) vào máy, vặn nước, cho quần áo, thêm các chất softener, bleach vào các ngăn chứa nếu cần, rồi đậy nắp để máy tự giặt và lắc cho ráo nước.

Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy.  Có bao giờ bạn đã lâm vào cảnh dở khóc dở cười khi áo quần bị lem mầu nhem nhuốc hay bị co rút sau khi giặt?  Có bao giờ bạn cảm thấy bối rối khi xem các symbols kèm theo mỗi loại y phục vì không hiểu những symbol đó có nghĩa là gì?




Nếu không hiểu rõ các ký hiệu nầy nghĩa là gì thì xin mời đọc tiếp theo nha.

LAUNDRY SYMBOLS
Tứ Diễm xin mạn phép giữ nguyên theo tiếng Anh để nếu vị nào muốn tự tìm hiểu thêm chi tiết sẽ dễ tìm hơn là dịch sang tiếng Việt.  Tất cả những hình trong bài viết nầy đều có thể click vào hình để xem rõ hơn.

Đây là các ký hiệu theo quy ước để giúp người tiêu dùng hiểu cách để giữ gìn và giặt ủi quần áo sao cho đúng cách.  Chẳng hạn như một số ký hiệu (symbols) như hình bên dưới.  

 

Vậy các ký hiệu nầy có ý nghĩa ra sao?   Xin  mời xem lời giải thích trong hình bên dưới


Hình bên dưới giúp giải thích sơ qua các điểm căn bản về một số ký hiệu thường gặp


Mời xem thêm lời chỉ dẫn nầy nữa nha, ngắn gọn nhưng cũng khá tạm đủ phải không?


Xem thêm một bản chỉ dẫn nữa nha


Hình bên dưới liệt kê tỉ mỉ vào chi tiết hơn nữa nè, click vào hình để xem rõ hơn  nha




Đã hiểu qua các điều nêu trên đã đủ chưa?   Vậy nếu gặp trường hợp y phục bị hoen ố, lấm lem vì dầu mỡ, rượu, trà, cà phê, mỹ phẩm hay nhiều thứ khác?    Bạn có biết cách nào để tẩy sạch hay chưa?   Nếu câu trả lời là chưa, vậy xin mời đọc tiếp theo nha.

MỘT SỐ MẸO VẶT
Bên dưới là một số mẹo vặt giúp giặt ủi hay tẩy vết dơ trên quần áo sạch sẽ; cho dù có lỡ bị hoen ố thì cũng có cách để... "chữa cháy", hy vọng sẽ giúp quần áo sẽ sạch như mới

  • Với quần áo sau khi mới mua về, trong lần giặt đầu tiên, bạn nên ngâm nước muối khoảng 10 phút để tránh phai màu
  • Y phục bằng loại sợi bông nếu ủi quá tay sẽ hơi bị vàng. Bạn nên lấy muối rắc lên, sau đó dùng tay vò nhẹ và phơi ra nắng một lúc, sau đó giặt sạch. Vết cháy vàng sẽ giảm đi rất nhiều.
  • Về mùa hè, cổ và tay áo sơ mi trắng thường rất nhanh bẩn, giặt lại lâu sạch. Bạn thử làm theo phương pháp này: Sau khi giặt áo, lấy một chút phấn rôm trẻ em rắc lên phần cổ và tay áo, tiếp đó dùng bàn là là nhẹ, rồi lại rắc một chút phấn rôm. Lần sau giặt, cổ và tay áo sẽ sạch rất nhanh
  • Khi bị cúp điện hay đến một nơi không có bàn ủi, bạn có thể "ủi" tạm bằng cách đổ nước sôi vào ca sắt tráng men rồi áp sát vào những nếp nhăn.  
  • Trang phục bằng lụa tơ tằm thường rất khó là. Bạn hãy thử cho chúng vào bao nylon rồi để vào ngăn đá tủ lạnh một lúc, sau mang ra là, sẽ rất hiệu quả đấy
  • Vết ố do rượu mạnh: Ngâm quần áo trong nước lạnh, sau đó giặt bằng nước ấm đã pha xà phòng.
  • Vết máu: Ngâm quần áo trong nước lạnh, chà xà phòng đến khi vết ố gần như biến mất rồi giặt. Thoa hỗn hợp bột ngô và nước lên vết ố và để khô. Rắc một ít muối ăn lên trên vết ố. Chà ôxy già lên vết ố rồi ngâm nước lạnh trong khoảng nửa giờ. Nếu tất cả biện pháp trên đều không tẩy được vết ố cách cuối cùng là thêm amoniac vào khi giặt.
  •  Vết chocolate hoặc nước nho: Tẩy vết chocolate bằng nước có bột xà phòng với một chút amoniac. Tẩy vết nước nho tươi trên vải cotton hoặc linen bằng cách ngay lập tức rót nước sôi lên vết ố.
  •  Vết cà phê, trà: Cọ sạch vết bẩn bằng bọt biển với nước lạnh. Hoặc ngâm quần áo trong 1/4 nước ấm, thêm nửa thìa cà phê vết giặt tẩy và một thìa cà phê dấm trắng rồi mới giặt.
  •  Vết mỹ phẩm: Dùng dung môi tẩy khô. Vết màu vẽ: Đặt mảnh vải lên cầu là, sau đó phủ giấy sáp lên vết ố (đặt phấn sáp xuống dưới) đặt một miếng giẻ ẩm lên trên giấy và là với nhiệt độ cao.
  •  Vết bẩn, dầu mỡ và bùn: Chà nước vết bẩn bằng nước tẩy thảm trước kh đem giặt. - Vết ố do thức ăn: Chà bằng bàn chải đánh răng cũ rồi xả bằng nước lạnh. Để giữ nguyên màu trang phục, thêm vào nước ấm nửa chén bột giặt và nửa chén thuốc tẩy giữ màu quần áo và ngâm qua đêm. Cách khác, xối nước lên vết bẩn ngay lập tức và tẩy vết ố với amoniac.
  •  Vết nhựa cỏ: Chà xát vết bẩn bằng dung dịch chứa một phần rượu cồn và hai phần nước lên chất liệu vải không phai màu. Có thể thay chất tẩy bằng xà phòng hoặc dầu gội cho tóc dầu. Một cách khác: tẩy sơ qua vết ố bằng cách dùng bàn chải đánh răng xát kem đánh răng trắng không chứa gel. Cứ để như vậy qua đêm hãy giặt lại.
  •  Vết kẹo cao su: Cho quần áo vào ngăn đá hoặc bình đá hoặc chà một chút chất làm loãng sơn không mùi để hòa tan vết kẹo cao su, sau đó giặt riêng.
  •  Vết hoa quả: Chà vết ố bằng nước lạnh sau đó ngâm một chút nước ấm với một thìa cà phê amoniac và nửa thìa xà phòng giặt, 1/4 nước ấm và 1 thìa cà phê dấm trắng (không dùng giấm cho vải cotton hoặc linen). Tẩy đi tẩy lại và để trong 30'.
  •  Vết bút bi: Thoa glycerin âm ấm lên vết bẩn, tẩy và xả nước. Hoặc thêm một vài giọt amoniac giặt rồi xả với nước.
  •  Vết sơn: Dùng nhựa thông chà sạch vết sơn có dầu. Vết ố do mồ hôi: Xử lí bằng cách trà vết ố baking soda. Ngâm vải trong nước có pha thêm 3 viên kháng sinh trong khoảng 1h rồi mới giặt.
  •  Vết gỉ sắt: Ngâm vải trong muối và nước chanh 
  • Nếu quần áo trắng hặc màu lợt bị ố vàng vì để lâu không mặc đến, muốn tẩy các vết này, các bạn hãy lấy một củ khoai tây luộc cả vỏ, dùng cả củ khoai chà xát lên áo quần như xát xà bông. Sau đó xả lại bằng nước lạnh và phơi ở chỗ có gió và mát.  
  • Tẩy các vết mồ hôi: Thường thường, nhất là trong mùa nắng, các áo thường bị dính những vết dơ do mồ hôi gây ra. Những vết này thường thấy ở chỗ cổ áo, nách áo. Muốn tẩy sạch các bạn nên ngâm áo quần vào nước ấm có pha nước Javel. Sau đó giặt lại bằng nước lã và xà bông. Tuy nhiên nếu áo màu hoặc áo ny lon bạn không nên dùng nước Javel, mà phải ngâm áo trong nước lạnh hay nước ấm độ nửa giờ. Sau đó dùng nước có pha “nước đái quỷ” để tẩy chỗ vết dơ. 
  • Tẩy vết càphê vết trà trên quần áo
    Quần áo khi bị nước trà hay cà phê đổ vào, nếu ta lập tức dùng nước nòng vò giặt ngay thi vết bẩn sẽ hết. Nhưng nếu như vết bẩn đã để lâu và khô lại thì cách làm sẽ phức tạp hơn. ta có thể tham khảo một trong các cách sau:
    - Trộn lòng đỏ trứng với glixêrin bôi lên chổ bị dây bẩn, chờ hơi se khô ta lấy nước sạch để giặt vết bẩn sẽ hết.
    - Trước hết dung glixêrin tẩm vào vết bẩn rồi rắc lên vết bẩn một ít axitboric (H3BO3), sau đấy ngâm quần áo vào nước sôi để giặt, vết bẩn cũng sẽ hết.
    - Dùng dung dịch amoniăc loãng, phèn và nước ấm để lau lên vết bẩn thì vết ố vàng cũng sẽ hết. Nếu hàng len dệt pha không cần cho dung dịch amôniăc, mà chỉ cần dùng dung glixêrin 10% là được.   
  • Cách tẩy vết rượu trên quần áo
    Nếu như rượu màu, bia hay rượu các loại rượu khác vừa rớt trên quần áo, dùng nước sạch có thể giặt sạch. Nếu là vết bẩn để lâu ngày, ta cho vào nước phèn pha với dung dịch amôniắc để tẩy thì vết bẩn mới hết.  
  • Tẩy vết nước trái cây (hoa quả)
    - Nước trái cây vừa đổ lên áo, trước hết ta rắc lên trên vết bẩn một ít muối ăn, nhẹ nhàng dùng nước bẩn thấm ướt, sau đó ngâm vào nước xà phòng giặt là sạch.
    - Đối với những vết bẩn mờ, ta có thể dùng nước lạnh để giặt, giặt vài lần vết bẩn sẽ hết. Nếu bẩn nhiều có thể dùng dung dịch amôniắc (theo tỷ lệ 1phần amôniắc:20 phần nước) để trung hoà axit hữu co có trong hoa quả, sau đó dùng xà phòng giặt là sạch. Đồ tơ tằm có thể dùng chanh hoặc dùng xà phòng, cồn tẩy giặt.
    - Cũng có thể nhỏ vài giọt giấm ăn lên vết nước hoa quả, dùng tay vò vài lần rồi dùng nước sạch để giặt là được.  
  • Tẩy vết nhựa hồng trên áo: Vết bẩn mới, ta có thể dùng rượu vang nho hoà muối đặc vò vết bẩn, sau đó dùng xà phòng giặt sạch. Hoặc có thể dùng dung dịch amôniắc 5% và nước xà phòng để vò giũ sạch. Hàng tơ tằm dùng chanh 10% để giặt
  • Tẩy vết kẹo cao su (loại big babol): Ta có thể dùng xăng hoặc cồn tẩy là sạch 
  • Tẩy vết kẹo cao su thường: Quần áo bị dính kẹo cao su thường khó giặt sạch, ta chỉ cần cho quần áo vào ngăn đá tủ lạnh để một lúc, vết kẹo trở nên giòn, dùng dao gọt nhổ nhẹ, vết kẹo sẽ hết.  
  • Tẩy vết của kem: Dùng xăng tẩy sẽ hết.  
  • Tẩy vết xì dầu: Pha vào nước xà phòng ấm một ít dung dịch amôniắc và phèn rồi đem quần áo đi vò, vò một lúc vết bẩn sẽ sạch.  
  • Tẩy vết tương cà chua: Sau khi gột sạch vết tương cà chua đã khô, dùng xà phòng hoà với nước dấm giặt, vết bẩn sẽ hết.  
  • Tẩy trứng dính trên áo : Nếu trứng gà dính trên quần áo, ta cần phải chờ cho vết trứng khô đi, sau đó dùng lòng đỏ trứng trộn lẫn với glixêrin để lau, rồi mới cho quần áo vào trong nước để giặt, như vậy vết bẩn sẽ sạch hết.  
  • Tẩy vết dầu động thực vật dính trên quần áo: Với những quần áo bị bẩn do dầu động thực vật gây nên, ta có thể dùng thuốc đánh răng lau nhẹ vài lần rồi dùng nước sạch để vò, vết bẩn sẽ hết.  
  • Tẩy vết vàng của tôm trên quần áo: có thể dùng mang trắng của cua đã luộc chín vò vào vết bẩn trên quần áo, sau đó, sau đó dùng xà phòng giặt bình thường, vết vàng sẽ hết. 
  • Tẩy vết mực bút bi: Sau khi cho quần áo có vết mực vào ngâm trong nước sạch, ta dùng chất CCL4 lau nhẹ vết bẩn rồi dùng xà phòng với nước sạch giặt sạch quần áo. Chú ý không được dùng xằn để giặt. Ta cùng có thể dùng thuốc đánh răng trộn lẫn với 1 ít xà phòng giặt vò nhẹ vết bẩn, nếu vò xong vẫn còn vết mờ, ta dùng cồn xoa lên là được
  • Tẩy vết mực đỏ: Trước tiên, ta dùng nước xà phòng giặt vết bẩn, tiếp đó dùng cồn 10% để vò lên quần áo bị bẩn, sau đó dùng nước sạch giặt là được. Ta có thể dùng dung dịch thuốc tím 0.25% để tẩy. Hoặc nếu dùng mù tạt rắc lên vết bẩn, sau vài tiếng vết bẩn sẽ mất đi.  
  • Tẩy vết mực xanh: Khi mực vừa rớt lên áo, ta nên ngâm ngay áo vào nước lạnh rồi dùng xà phòng để giặt. Nếu là vết mực cũ ta nên ngâm vào dinh dịch axit ôxalic 2% vài phút rồi dùng xà phòng giặt sạch  
  • Tẩy vết mực tàu: Trước tiên, ta cho quần áo có vết bẩn vào nước sạch giặt qua, sau đó dùng xà phòng và cơm hạt vò xát lên vết bẩn, sau đó dùng vải xô, bông thấm dần. Vết mờ có thể dùng dung dịch amôniắc để tẩy cho hết. Ta cũng có thể dùng thuốc đánh răng, sữa bò để lau, vò sau đó dùng nước sạch giặt là được.  
  • Tẩy vết giấy than, bút nến: Cho quần áo vào nước ấm hoà với xà phòng để vò, sau đó dùng xăng, dầu hoả để tẩy, sau đó dùng cồn lau sạch là được.  
  • Tẩy vết mực in: Dùng xà phòng với xăng (không cho nước) ngâm hoặc thấm lên vết bẩn trên quần áo, dùng tay vò nhẹ cho vết mực tan ra rồi vò bằng nước xà phòng và giặt như bình thường. Nếu dùng xà phòng để giặt chỉ hết dầu mực còn mầu của mực vẫn còn trên quần áo, ta phải dùng bột tẩy trắng hoặc bảo dưỡng (bột giặt dùng cho đồ tơ tằm) để tẩy thì vết mực sẽ sạch hoàn toàn.  
  • Tẩy vết mồ hôi
    - Dùng bình xịt, xịt lên chỗ quần áo có vết mồ hôi một ít dấm ăn, để một lúc đem đi giặt hiệu quả sẽ tốt hơn.
    - Lấy 1 miếng bí đao giã nhỏ, cho vào trong túi vải vắt lấy nước, dùng nước này vò quần áo bị bẩn do vết mồ hôi, sau đó giặt lại bằng nước sạch.
    - Cho vài giọt dung dịch amôniắc vào chậu nước, cho quần áo bị vết mồ hôi vào đố ngâm 1 giờ trong nước muối 5%, rồi vò nhẹ rồi dùng nước sạch giặt lại.
    - Thái vụn một ít gừng tươi, cho vào quần áo rồi dùng nước giữ sạch, vết mồ hôi cũng hết. 
  • tẩy vết máu, vết sữa
    - Cà rốt giã nhỏ trộn với muối, bôi lên vết máu và vết sữa quần áo để vò sau đố giặt bằng nước sạch là được.
    - Khi quần áo bị dính vết máu, vết sữa ta dùng gừng xát lên rồi vò kỹ, tiếp đố dùng nước lạnh vò sạch, các vết bẩn sẽ không để lại dấu vết gì nữa.  
  • Tẩy vết nước tiểu trên quần áo Quần áo mới bị nước tiểu lên, ta chỉ cần vò xà phòng là sạch, nhưng khi vết bẩn để lâu, ta hoà xà phòng với nước ấm hoặc dung dịch amôniắc loãng hay nước phèn để vò sau đó giặt lại bằng nước sạch sẽ hết.  
  • Tẩy vết dầu mỡ trên áo lông Nếu áo lông bị dính dầu mỡ, ta có thể rắc lên chỗ mỡ một ít bột mì rồi dùng bàn chải chải theo chiều của lông cho đến khi hêts vết dầu mỡ, sau đó dung que mây song đập nhẹ mặt lông cho đến khi hết bột lông tơi là được.  
  • Tẩy vết bùn vàng: Khi quần áo có vết đốm vàng của bùn, trước tiên ta dùng nước gừng để vò, sau đó vò lại bằng nước sạch là được.  
  • Tẩy các vết keo trên áo lông, áo len nếu áo lông , áo len bị dính vết keo, ta phải ngâm quần áo vào trong nước sau đó vò nhẹ tay, không được vò khô nếu không lông sẽ bị rụng.  
  • Tẩy vết mốc trên quần áo
    - Vào mùa mưa, quần áo giặt xong thường lâu khô và có mùi rất khó chịu. Nếu hoà 1 ít giấm và sữa bò vào nước, giặt lại quần áo mùi mốc sẽ không còn nữa. Nếu quần áo hoặc ga giường sau khi cất giữ có chỗ bị vàng, ta có thể xoa lên vết vàng một ít sữa bò, cho ra chỗ ánh sáng phơi 2 tiếng sau đó giặt như bình thường sẽ hết vàng.
    - Đồ len, nhung có vết mốc, ta phải treo quần áo vào những nơi râm mát thông gió sau đó dùng bông tẩm xăng lau đi lau lại nơi có vết mốc là được.
    - Những nơi có vết mốc mới xuất hiện, trước tiên ta dùng bàn chải để chải, tiếp đó dùng cồn để tẩy. Còn đối với những vết mốc cũ, ta cần bôi dung dịch amoniắc, để 1 lúc lại tẩm dung dịch thuốc tím lên, sau đó dùng dung dịch NaHSO3 ngâm và dùng nước sạch giặt lại là được.  
  • Tẩy vết gỉ: Dùng axitôxalic 1% xát lên chỗ có vết gỉ sắt ở quần áo, sau đó giặt qua nước sạch. 
  • Tẩy vết sơn
    - Khi vết sơn dính lên quần áo còn chưa khô, dùng dầu hoả cọ tẩy, sau đó dùng một ít axitaxetíc thấm vào tẩy tiếp (cũng có thể không cần dùng axitaxetic nhưng hiêụ quả sẽ kém đi) sồi giặt sạch lại là được. Nếu vết sơn khô rất khó tẩy, ta có thể làm như sau: cho vào nồi 2,5 lít nước, 100g bột kiềm và một ít vôi cho quần áo vào đun 20 phút, lấy ra giặt lại bằng xà phòng, cách này không dùng cho quần áo màu.
    - Quần áo bị dính sơn, nếu dùng xăng hay dầu chuối tẩy sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng cách tốt nhất nên dùng dầu gió để tẩy. Ta xoa vào 2 mặt nơi có vết sơn để vài phút sau đó dùng bông thuận theo chiều vải để lau, hiệu quả rất tốt.  
  • Tẩy vết dầu trẩu: có thể dùng xăng, hoặc dầu hoả để tẩy, cũng có thể dùng bã đậu để xát lên, sau đó dùng nước sạch giặt lại
  • Tẩy vết nhựa đường có thể dùng xăng hoặc dầu hoả để tẩy. Nếu không dùng dầu lạc, dầu máy thấm lên chỗ có vét bẩn, đợi nhựa đường chảy ra rất dễ lau.  
  • Tẩy vết dầu nến: Quần áo bị dầu nến roi vào, nếu giặt như bình thường e rằng không sạch, trước tiên ta dùng dao cạo lớp nến, sau đó đem ao trải thẳng trên mặt bàn, đặt lên chỗ nến 1 tờ giấy thấm, dùng bàn là là vài lần là sạch.  
  • Cách tẩy vết dầu ống khói
    - Quần áo vừa bị dây dầu, nên lập tức dùng xăng để tẩy, nếu vẫn còn thì có thể dùng axit ôxalic 2% để tẩy tiếp, sau đó giặt lại là được.
    - Khi quần áo bị dây vết dầu vào, ta cần lấy 1 nắm nhỏ tro bếp rắc lên, chờ 1 lúc tro bếp khô phủi đi vết dầu sẽ hết. Nếu vết dầu đã lâu, ta dùng nước thấm cho ướt vết dầu sau đó lấy tro rắc lên và làm như trên.  
  • Tẩy vết hắc ín: Trước tiên phải cạo sạch lớp hắc ín dính trên quần áo, sau đó dùng dung dịch clorua cacbon ngâm 1 lúc, sau đó cho vào nước ấm vò giặt. Cũng có thể dùng dầu thông lau đi lau lại nhiều lần rồi ngâm vào trong nước xà phòng giặt lại là được  
  • Tẩy vết cỏ xanh: Tẩy vết bẩn do cỏ gây ra chỉ cần dùng nước muối (100g muối cho vào 1lít nước) để ngâm quần áo rồi giặt là được.  
  • Tẩy vết thuốc đỏ: Trước hết dùng xà phòng ấm để giặt, tiếp đó dùng axit axolic và thuốc tím để tẩy màu, rồi giặt sạch.  
  • Tẩy vết cồn iốt (iode): Trước tiên dùng 1mml natri sunphat hoà vào 7mml nước ấm để xoa lên vết bẩn, sau đó dùng nước sạch vò giặt nhiều lần. Ta có thể dùng cồn để tẩy.  
  • Tẩy vết mỡ: Dùng xăng, dầu hoả xoa lên vết mỡ, cũng có thể dùng cồn hoặc rượu trắng xoa lên vết mỡ để 1 lúc dùng xà phòng giặt lại là sạch.  
  • Tẩy vết thuốc tím: dùng axit nitơric, hoặc có thể dùng dung dịch axit ôxalic 2% để tẩy, sau đố dùng nước giặt sạch là được.

Còn nhiều mẹo vặt nữa, Tứ Diễm sẽ viết thêm sau nha

MỘT SỐ ĐIỂM NÊN LƯU Ý
Còn về việc giặt quần áo mầu, quần áo trắng thì sao?   Thông thường, ai cũng hay chia ra giặt riêng các loại quần áo mầu và quần áo trắng hay mầu nhạt để y phục trắng tránh bị loang mầu.   Nhưng nếu chỉ có ít quần áo mà lại đủ mầu lẫn trắng, không lẽ vẫn phải chia ra để giặt làm hai lần?   Hay có khi tuy cũng gọi là quần áo mầu, nhưng lại gồm nhiều mầu khác nhau rồi khi giặt chung, mầu nọ bị hơi nhiễm một ít mầu kia khiến giảm bớt đi mầu sắc thật sự lúc đầu, vậy có cách gì để phòng ngừa hay không?

Câu trả lời là hãy thử cho một hay hai tờ "Color Catcher" vào giặt chung, bạn sẽ thấy kết quả ngay liền.    Vậy "Color Catcher" là gì?

Color Catcher 

Color Catcher là tên  một sản phẩm giúp hấp thụ hết những mầu loang ra trong nước khi giặt quần áo mầu bằng máy, vì thế cũng rất tiện lợi khi cần giặt chung quần áo trắng và mầu cùng một lúc, không cần phải chia ra giặt làm hai lần riêng biệt.   Nếu muốn biết thêm chi tiết, ghé xem môt số thắc mắc thường gặp trong trang Color Catcher FAQ nha


Video Clip: Shout Color Catcher, does it work ?



Video Clip: Quảng cáo của Shout Color Catcher



Cách Tự Làm "Color Catcher" Tại Nhà
Nếu không muốn tốn tiền  mua, có thể tự làm ở nhà.  Nhưng cần phải tìm mua được loại "Washing Soda" hay còn gọi là "Soda Ash" (có chứa chất sodium carbonate) tương tự như hình bên dưới.



Chỉ cần chuẩn bị sẵn một số miếng vải cotton trắng hay cũng có thể dùng một số loại "washcloth" (chẳng hạn  như loại để dùng cho "bar mops" hay các loại tương tự).   Pha một muỗng canh (table spoon) bột Soda Ash hòa tan với một tách (cup) nước nóng.   Sau đó ngâm vải hay washcloth đã chuẩn bị vào hỗn hợp vừa pha xong cho thật thấm nước, sau đó phơi khô.   Như vậy là đã có "Color Catcher" để giặt chung với các loại quần áo rồi đó.  Đơn giản như đang giỡn phải không hở?


Colour & Dirt Collector
Colour & Dirt Collector cũng có công dụng tương tự như Color Catcher.  Tứ Diễm tìm  mua Shout Color Catcher không thấy bán, nhưng rồi tìm được nơi bán loại Colour & Dirt Collector như hình bên dưới.
 

Từ khi mua hộp Colour & Dirt Collector, Tứ Diễm vẫn dùng mỗi khi giặt quần áo, kết quả cũng đáng tiền mua.   Một hộp như trong hình, giá bán gần $6, tính thêm thuế là khoảng dưới $7, nếu chia đều cho 30 lần giặt thì cũng chẳng bao nhiêu, phải không hở?   Mỗi lần giặt, cho dù thấy nước giặt không đổi mầu, nhưng khi giặt xong thấy mầu bám vào miếng Colour & Dirt Collector mới giật mình.  Quả thật thấy rõ là miếng giấy hút mầu rất nhiều và quần áo không hề bị loang mầu cho dù có giặt chung mầu trắng với các loại mầu khác nhau.    Nói chung là rất tiện lợi và yên tâm hơn mỗi lần giặt quần áo vì biết chắc chắn không thể có chuyện "lỡ tay" xẩy ra.   Và cũng rất hữu ích khi muốn giặt chung tất cả các mầu kể cả mầu trắng vì có thể trong lần giặt đó chỉ có một ít quần áo trắng không đáng để giặt riêng,

Xem thêm chi tiết trong video clip nha


Video Clip: Colour & Dirt Collector Review


Video Clip: Kim Woodburn demonstrating the Colour & Dirt Collector range



Tứ Diễm sẽ viết thêm sau nha

Mời xem thêm bài viết Mẹo Vặt Nội Trợ


2 comments:

Anonymous said...

những mẹo vặt tuy dễ làm nhưng ít khi mình để ý. thanks

Unknown said...

Bạn có cách giặt đồ cho trẻ sơ sinh không chỉ cho mình với ạ!

Post a Comment

 
;