Friday, 19 June 2015

Audio - Việt Nam Sử Lược - tác giả Trần Trọng Kim

"Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc.  Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời nầy.
 

Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình." (trích phần Tựa thuộc quyển Việt Nam Sử Lược của tác giả Trần Trọng Kim)

Tứ Diễm xin dành riêng bài viết nầy để chia sẻ một audio book diễn đọc bộ sách Việt Nam Sử Lược của tác giả Trần Trọng Kim.   Đây là một bộ sách rất quý và là một tài liệu giá trị về lịch sử Việt Nam từ thời Thượng Cổ đến thời Cận Kim (đầu thế kỷ 20).



Ngoài ra, ở cuối bài viết còn có link để download một số sách lịch sử Việt Nam của nhiều tác giả ở dạng PDF.   Mời cùng ôn lại những trang sử Việt Nam nha


Bên dưới là phần trích dẫn nguyên văn lời giới thiệu về bộ sách Việt Nam Sử Lược của tác giả Trần Trọng Kim theo trang Wikipedia:

"Việt Nam sử lược (chữ Hán: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975."

Bộ Việt Nam sử lược này, soạn giả chia lịch sử Việt Nam ra làm 5 thời đại:
  1. Thượng Cổ thời đại, kể từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời nhà Triệu.
  2. Bắc Thuộc thời đại, kể từ khi nhà Triệu bị nhà Hán đô hộ, đến đời nhà Ngô.
  3. Tự Chủ thời đại, kể từ nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần cho đến nhà Hậu Lê.
  4. Nam Bắc phân tranh, kể từ khi nhà Mạc cho đến nhà Tây Sơn.
  5. Cận Kim thời đại, kể từ nhà Nguyễn cho đến đầu thế kỷ 20 (1902) và manh nha chiến tranh Đông Dương.

Tứ Diễm thấy đây là một bộ sách lịch sử rất quý nên mạn phép xin được đăng trong bài viết nầy các link do sis Banhott uploaded audio book Việt Nam Sử Lược qua giọng đọc Hồng Hà.   Cám ơn sis Banhott đã chia sẻ một tác phẩm rất có giá trị.

Ở cuối bài viết có kèm theo Việt Nam Niên Biểu tóm lược các triều đại cùng những biến cố lịch sử quan trọng từ triều đại họ Hồng Bàng nước Văn Lang (năm 2879 trước Công Nguyên) đến năm 1995 (sau Công Nguyên).  

Ngoài ra, ở cuối bài viết còn có link để download một số sách lịch sử Việt Nam của nhiều tác giả ở dạng PDF do nhóm sách Việt, Hội Chuyên Gia VN, nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Thanh Quyên, Hồng Ty và Nguyễn Quang Trung  thực hiện và phổ biến miễn phí. Xin cám ơn quý vị đã dành nhiều công sức cùng thời gian để thực hiện các ấn bản điện tử dạng PDF những tài liệu lịch sử Việt Nam quý giá.



Việt Nam Sử Lược

Tác giả: Trần Trọng Kim - Thủ Tướng Đầu Tiên của nước Việt Nam

Người đọc: Hồng Hà
Uploaded audio links: Banhott 




Bộ sách do học giả Trần Trọng Kim soạn thảo vào năm 1919.  Xuất bản lần đầu vào năm 1920.   Được Trung Tâm Học Liệu in lần thứ nhất vào năm 1971.   Nhóm Sách Việt chuyển sang dạng pdf vào năm 1994.  Có thể click vào đây để xem online hay download trọn bộ sách ở dạng PDF, 

Xin cám ơn quý vị trong Nhóm Sách Việt đã dành nhiều công sức cùng thời gian để thực hiện các ấn bản điện tử dạng PDF những tài liệu lịch sử Việt Nam quý giá.





Nước Việt Nam

Phần Mở Đầu

AUDIO DOWNLOADED LINK




Phần 1: Thượng Cổ Thời Đại
Chương I Họ Hồng Bàng
Chương II Nhà Thục
Chương III Xã hội nước Tàu
Chương IV Nhà Triệu

AUDIO DOWNLOADED LINK




 
Phần 2: Bắc Thuộc Thời Đại
Chương I Bắc Thuộc lần thứ nhất
Chương II Trưng Vương
Chương III Bắc Thuộc lần thứ hai
Chương IV Nhà Tiền Lý
Chương V Bắc Thuộc lần thứ ba
Chương VI Kết quả của thời đại Bắc Thuộc

AUDIO DOWNLOADED LINKS




Phần 3: Tự Chủ Thời Đại
Chương I Nhà Ngô
Chương II Nhà Đinh
Chương III Nhà Tiền Lê
Chương IV Nhà Lý
Chương V Nhà Lý (tiếp theo)
Chương VI Nhà Trần (Thời kỳ thứ nhất)
Chương VII Giặc nhà Nguyên - I
Chương VIII Giặc nhà Nguyên - II
Chương IX Nhà Trần (Thời kỳ thứ hai)
Chương X Nhà Trần (Thời kỳ thứ ba)
Chương XI Nhà Hồ
Chương XII Nhà Hậu Trần
Chương XIII Thuộc nhà Minh
Chương XIV Mười năm đánh quân Tàu
Chương XV Nhà Lê

AUDIO DOWNLOADED LINKS




 


Phần 4: Tự Chủ Thời Đại 
(Thời kỳ Nam Bắc phân tranh)

Chương I Lịch Triều lược kỷ
Chương II Nam triều - Bắc triều
Chương III Trịnh Nguyễn phân tranh
Chương IV Sự chiến tranh
Chương V Công việc họ Trịnh làm ở ngoài Bắc
Chương VI Công việc họ Nguyễn làm ở miền Nam
Chương VII Người Âu châu sang nước Nam
Chương VIII Vận trung suy của chúa Nguyễn
Chương IX Họ Trịnh mất nghiệp chúa
Chương X Nhà Hậu Lê mất ngôi vua
Chương XI Nhà Nguyễn Tây Sơn
Chương XII Nguyễn Vương nhất thống nước Nam

AUDIO DOWNLOADED LINKS





Phần 5: Cận Kim Thời Đại

Chương I Nguyễn-thị Thế Tổ
Chương II Thánh Tổ
Chương III Thánh Tổ (tiếp theo)
Chương IV Hiến Tổ
Chương V Dực Tông
Chương VI Chế độ tình thế nước Việt Nam cuối đời Tự Đức
Chương VII Nước Pháp lấy Nam Kỳ
Chương VIII Giặc giã ở trong nước
Chương IX Quân nước Pháp lấy Bắc kỳ lần thứ nhất
Chương X Tình thế nước Nam từ năm Giáp Tuất về sau
Chương XI Quân nước Pháp lấy Bắc kỳ lần thứ hai
Chương XII Cuộc bảo hộ của nước Pháp
Chương XIII Chiến tranh với nước Tàu
Chương XIV Loạn ở Trung kỳ
Chương XV Việc đánh dẹp ở Trung kỳ và Bắc kỳ
Chương XVI Công việc của người Pháp tại Việt Nam

AUDIO DOWNLOADED LINKS






Việt Nam Niên Biểu

Có thể click vào đây để xem Việt Nam Niên Biểu online hay download dạng pdf
Ngoài ra, có thể click vào các hình bên dưới để đọc rõ hơn Việt Nam Niên Biểu.













Một Số Tài Liệu Lịch Sử Việt Nam

Ngoài ra, còn có thể xem trực tiếp online hay là download dạng PDF các bộ sách lịch sử khác do nhóm sách Việt, Hội Chuyên Gia VN, nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Thanh Quyên, Hồng Ty và Nguyễn Quang Trung  thực hiện và phổ biến miễn phí. Xin cám ơn quý vị đã dành nhiều công sức cùng thời gian để thực hiện các ấn bản điện tử dạng PDF những tài liệu lịch sử Việt Nam quý giá.

Click vào tên sách sẽ có thể xem online hay download dạng PDF xuống máy để xem offline.
Do học giả Trần Trọng Kim soạn thảo vào năm 1919. Trung tâm học liệu in lần thứ nhất vào năm 1971, nhóm Sách Việt chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1994.

Do sử gia Phạm Văn Sơn soạn thảo vào năm 1960, hội chuyên gia Việt Nam chuyển sang ấn bản điện tử vào năm 1996.

Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhóm nghiên cứu sử địa dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.

Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo khoảng năm 1856-1881. Viện Sử học dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Thanh Quyên chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.

Do Ngô Thời Sỹ soạn thảo vào năm 1775. Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.

Do Lê Quý Đôn soạn thảo vào năm 1759. Lê Mạnh Liêu dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1973. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.

Do nhiều sử gia nhà Trần và nhà Lê soạn thảo ra. Năm 1993, nhà XBKHXH ấn hành bản chữ Quốc Ngữ, dịch từ bản in năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy, Tuyết Mai, Hồng Ty và Nguyễn Quang Trung chuyển sang ấn bản điện tử năm 1999.

Do Nguyễn Trãi soạn thảo, Lê Lợi đề tựa vào thế kỷ 15. Mạc Bảo Thần dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1944. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Tuyết Mai và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.

Soạn thảo vào đời nhà Trần, khoảng thế kỷ 14. Sách viết về các thiền sư đời Lý, Trần, v.v... tuy nhiên lại cho biết rất nhiều dữ kiện lịch sử vào các thời kỳ đó. Lê Mạnh Thát dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1976. Lê Bắc chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.

Do Lê Tắc soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại Học Huế dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1960. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2000.

Do một tác giả khuyết danh soạn thảo vào khoảng thế kỷ 14. Nguyễn Gia Tường dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.






Có thể xem thêm nhiều thể loại khác trong trang Sưu Tầm


2 comments:

Anonymous said...

Thank very much for posting.

Bebook Neo said...

Thank you very much for your collection

Post a Comment

 
;