Tuesday 15 April 2014

Tương Miso

Tương Miso là loại tương được người Nhật làm từ đậu nành lên men, thường được dùng như gia vị nêm một số món soup cũng như nhiều món ăn khác.   Ở hải ngoại, người ta nghĩ ra cách dùng tương Miso pha chế lại để tạm thay thế cho món tương đậu nành của miền Bắc.

Đây là tương Miso do Tứ Diễm đã nấu và nêm lại cho vừa khẩu vị


Mời xem thêm chi tiết và hình ảnh




Trước đây trong bài viết Tự Làm Tương, Tứ Diễm đã nhắc đến cách pha chế một số loại tương của Nhật và Đại Hàn để tạo ra một loại tương hợp khẩu vị, có thể dùng để chấm hay để nêm một số món ăn.    Trong bài viết nầy Tứ Diễm giới thiệu một cách pha chế tương khá đơn giản dùng tương Miso của Nhật và tương Mild Soy Bean Paste Fermented của Đại Hàn.

Đây là gói tương Miso Shinshu Akamiso Red Type với trọng lượng 1 kg của Nhật


Phía mặt sau gói tương Miso như hình bên dưới


Trên bao bì có ghi rõ Product of Japan


Đây là Nutrition Facts in trên bao bì gói tương Miso.   Có thể xem thêm chi tiết trong bài Miso @ Wikipedia


Ngoài gói tương Miso 1 kg của Nhật, Tứ Diễm còn mua thêm một  hộp tương Mild Soy Bean Paste Fermented của Đại Hàn nặng 1 pound.   Hình bên dưới là hai loại tương


Mầu tương của Đại Hàn đậm hơn, mùi nhẹ hơn.   Tương Miso mầu lạt  hơn nhưng đặc và mùi nồng hơn


Khi mở ra xem, phần tương bên trong gói tương Miso như vầy nè.   Nhìn hơi giống như Peanut Butter hén, nhưng mùi nồng, vị mặn gắt


Đây là hình hộp tương đậu nành Mild Soy Bean Paste Fermented của Đại Hàn, Tứ Diễm đã chụp dạo trước.  Hôm nay mang vào đây để có thể xem phần soybean paste bên trong hộp nhìn loãng hơn và có mầu đậm hơn tương Miso



 Nấu nước sôi, cho đường và gói tương Miso vào nấu cho tan.  Hình chụp lúc hơi nước đang bốc lên mù mịt nên bị mờ


Sau khi nấu cho tương Miso tan trong nước, mầu tương sẽ như hình bên dưới, hơi tương tự với mầu loại tương Bắc của Việt Nam.   Mùi cũng không còn quá nồng như loại tương Miso nguyên chất.   Tùy theo ý thích và khẩu vị riêng, tùy theo số lượng đường và nước nhiều hay ít mà tương loãng hay đặc, ngọt hay mặn.    Có người thích nấu 1 kg tương Miso với 4 cup nước và 2 cup đường.   Nhưng theo ý Tứ Diễm thì nấu như thế tương quá loãng và mặn.  Tứ Diễm dùng ít nước hơn để tương đặc hơn và tăng lượng đường để giảm bớt độ mặn


Đáng lẽ nấu riêng tương Miso cũng đủ rồi,  nhưng Tứ Diễm thích nấu thêm với hộp tương  Mild Soy Bean Paste Fermented của Đại Hàn để dung hòa hương vị hai loại tương lại chung với nhau.   Đồng thời cho thêm một ít hot chili sauce nữa để mầu sắc nhìn đẹp hơn và hương vị cũng  ngon hơn.


Tương sau khi đã nấu xong theo ý của Tứ Diễm sẽ hơi sền sệt và có vị mặn mặn ngọt ngọt.   Có thể dùng để chấm các món ăn hay kho nấu những món chay cũng rất ngon


Nếu thích, mời thực hành thử nha.   Có thể dùng tương chấm đậu hũ chiên, bánh đúc hay là nêm các món, chẳng hạn như:



Mời xem thêm các bài viết:

0 comments:

Post a Comment

 
;