Friday, 24 May 2013

Rau Câu Trầu Cau

Đầu đen vì bởi xức dầu
Răng đen vì bởi miếng trầu, miếng cau" (ca dao)

Đó là theo quan niệm thuở xưa, khi "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên mỗi lần có dịp gặp gỡ người ta hay mang ô trầu (cơi trầu) ra mời nhau:
    "Gặp nhau ăn một miếng trầu
    Gọi là nghĩa cũ về sau mà chào." (ca dao)
Từ khi tục nhuộm răng đen và tục ăn trầu đã không còn phổ biến, miếng trầu đã trở nên xa lạ với các thế hệ sau nầy; tuy nhiên vào những dịp lễ quan trọng vẫn không thể thiếu một mâm trầu cau trong số các lễ vật.  Thời nay ở hải ngoại, việc tìm mua trầu cau cũng khá khó và cũng khá uổng phí vì mua đắt tiền, sau khi tàn lễ xong rồi sẽ bỏ phí nên người ta đã nghĩ ra một cách khác để thay thế.

Đây là trầu cau do Tứ Diễm làm nè



Nếu cảm thấy hứng thú muốn biết thêm chi tiết, xin mời đọc tiếp theo nha...



"Gặp đây ăn một miếng trầu
Còn hơn đám cưới mổ trâu ăn mừng."  (ca dao)


Bên dưới là hình  mâm trầu cau do một công ty tại Việt Nam chuyên phụ trách tổ chức các buổi lễ kết hôn chuẩn bị trong phần lễ vật



Còn đây là đĩa trầu cau do Tứ Diễm làm lần đầu tiên.   Ổ bánh Song Hỷ cũng do Tứ Diễm tự chế kiểu, các hình hoa và đôi chim phượng hoàng đều do nhiều mảnh rau câu cắt ráp ghép lại thành hình (có thể click vào hình để xem rõ hơn)




Bên dưới là mâm trầu cau do Tứ Diễm làm lần thứ nhì nè.   Đừng có lo là
    "Miếng trầu ăn ngọt như đường
    Đã ăn lấy của phải thương lấy người" (ca dao)
nha vì mình có thể gia giảm độ ngọt hợp theo khẩu vị




Xin mời thưởng thức thêm nữa nha,  bởi vì
    Miếng trầu của đáng là bao
    Chẳng ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng" (ca dao)



Còn đây là ô trầu cau (cơi trầu cau) vào thế kỷ 21, xin mời cùng thưởng thức nghen
    Trầu này em chỉ có công
    Từ vua đến chúa còn dùng nữa ta
    Ngoài xanh trong trắng như ngà
    Vua quan cũng trọng Phật bà cũng yêu" (ca dao)




"Trăm năm còn có gì đâu
Miếng trầu liền với con trâu một vần" (ca dao)

Khi chuyện "con trâu là đầu cơ nghiệp" không còn là niềm ao ước, việc xem "miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng đã từ từ đi vào dĩ vãng, chỉ còn được lưu truyền trong ca dao hay qua các câu chuyện kể, các tác phẩm văn chương chắc hẳn chẳng còn ai phải bâng khuâng tự hỏi:
    "Trầu đã có đây, cau đã có đây
    Nhân duyên chửa định trầu này ai ăn?" (ca dao)


Tuy đám hậu sinh chúng ta thời nay không biết ăn trầu xỉa thuốc nên chẳng thể cảm nhận được hương vị cay ngon đậm đà của miếng cau lá trầu têm khéo



Có thể click vào hình để xem rõ hơn


Nhưng dù sao hình ảnh "quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân" bầy trên những lá trầu cay làm bằng ... rau câu vẫn gợi nhớ lại một chút gì để nhớ để thương về một tập tục ngày xưa cũng như có dịp suy ngẫm thêm về ý nghĩa ẩn chứa trong câu chuyện cổ tích "Trầu Cau" vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay, phải thế chăng ...





Xin mời thưởng thức ....

Nếu thích xem thêm các kiểu rau câu khác, xin mời ghé các bài viết:

4 comments:

Hon Tran said...

lam sao lam mon nay vay chi??? chi. chi em voi? email bibicheri@gmail.com. em rat thich an ma khong biet cach lam..hehe

Xuyến Trần Thị said...

Chị thích làm rau câu Trầu cau, em giúp chị nha. Cám ơn thiệt nhiều, chúc em sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Rất mong tin em

Xuyến Trần Thị said...

Chị thích quá!! chỉ chị cách đổ với, mua khuôn ở dâu? chị dang ở TP.HCM Chị chờ nha, cám ơn nhiều

TuDiem's Corner said...

Chị Xuyến ơi,

Bộ khuôn đó là do người bà con về VN mua sang làm quà tặng nên Tứ Diễm cũng không biết giá và nơi mua. Tứ Diễm đoán có lẽ là mua ở chợ Bến Thành. Chị Xuyến thử ghé đó xem nha

Mỗi bộ sẽ gồm 3 khuôn lá, một số trái cau lớn và vài trái nhỏ (gồm hai nửa mảnh ghép lại thành 1 trái).

Cách dùng đơn giản lắm. Sên nhân đậu xanh hay loại nhân nào theo ý thích, vo viên tròn làm ruột cau. Rau câu nấu cho sôi,với nước cốt lá dứa nêm đường cho vừa ăn. Đổ rau câu vào khoảng nửa phần dưới khuôn, đợi đã gần đông, đặt phần nhân vào rồi đậy nửa kia lên, đổ rau câu nóng ngập hết khuôn. Khi nguội gỡ ra thì sẽ có những trái cau.

Lá trầu thì đổ vào khuôn hình lá, chờ nguội, gỡ nhẹ tay.

Chúc chị Xuyến làm thành công nha

Post a Comment

 
;